Hướng dẫn soạn bài Bố cục trong văn bản

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phuong Thao Hoang
Xem chi tiết
Lý Nguyệt Viên
1 tháng 9 2016 lúc 15:43

Tình cảm anh em sâu sắc giữa Thành và Thủy . Gia đình là điều quý nhất mà chúng ta nên giữ gìn hạnh phúc ấy . Nên sẻ chia cho những số phận không may của những đứa trẻ bất hạnh 

 

Trình Đăng Phạm
11 tháng 9 2016 lúc 19:52

bn học vnen ak

 

Đinh Thị Thảo Nhi
28 tháng 8 2017 lúc 20:12

bạn học xong bài cuộc chia tay của những con búp bê chưa vnen nhé bạn

Thế giới của tôi gọi tắt...
30 tháng 8 2016 lúc 21:32
Soạn bài bố cục của văn bản I. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi 1. Bố cục văn bản Đọc văn bản ’’Người thầy đạo cao, đức trọng’’. a. Văn bản trên gồm có 3 phần : - Phần một (từ đầu đến … danh lợi) – Mở bài : Giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An. - Phần hai (từ học trò … vào thăm) – Thân bài : Chứng minh thầy giáo Chu Văn An là thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi. - Phần ba (còn lại) – Kết bài : Niềm tiếc thương và sự tôn kính thầy giáo Chú Văn An. b. Mối quan hệ giữa các phần. - Phần mở bài (phần một) nêu ý khái quát làm luận đề cho toàn văn bản : Chu Văn An là thầy giáo giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi. - Thân bài (phần hai) triển khai luận đề, có hai luận điểm chính. + Luận điểm một : Nổi tiếng là thầy giáo giỏi. + Luận điểm hai : Nổi tiếng là cứng cỏi. - Phần kết bài (phần ba) kết thúc luận đề - ý kết luận dựa trên cơ sở luận điểm đã trình bày ở phần thân bài: ’’vì giỏi, tình tình cứng cỏi mà mọi người tiếc thương khi ông mất’’. 2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản a. Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học : - Gồm có các sự kiện sau : Trời cuối thu, lá rụng, các em nhỏ đến trường, hồi ức về tâm trạng của nhân vật tôi : Trên đường đi, khi đến sân trường, khi nghe thầy giáo đọc tên, khi vào lớp học. - Các sự kiện được sắp xếp theo trình tự thời gian (hiện tại - > quá khứ) và không quan từ trên con đường làng - > vào lớp học. b. Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ. - Gồm có hai sự kiện : sự kiện người cô gọi đến nói chuyện và sự kiện người mẹ trở về. - Hai sự kiện này sắp xếp theo trình tự thời gian trước và sau ngày giỗ đầu người cha của cậu bé Hồng. - Diễn biến tâm trạng của cậu bé từ đau đớn uất ức mong nhớ khi nói chuyện với người cô chuyển sang sung sướng, hạnh phúc rạo rực say mê (khi được gặp lại mẹ). c. Khi tả người, vật, phong cảnh… ta sẽ lần lượt miêu tả theo thứ tự : từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, từ ngoại hình đến nội tâm… Ví dụ : Cảnh Động Phong Nha được miêu tả theo thứ tự từ xa tới gần, từ ngoài vào trong. Cảnh Sông nước Cà Mau miêu tả theo thứ tự từ hẹp đến rộng và từ dưới sông lên hai bờ sông. d. Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng. - Gồm có hai đoạn, mỗi đoạn thể hiện một khía cạnh của vấn đề. - Đoạn thứ nhất người thầy đạo cao (thầy giáo giỏi). Đoạn thứ hai người thầy đức trọng (cứng cỏi không màng danh lợi). II. Luyện tập. Câu 1. a. Đọc đoạn văn Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. - Cách trình bày ý của đoạn văn trên theo trình tự từ xa đến gần rồi lại lùi ra xa, theo điểm quan sát của một người đứng ở trên chiếc thuyền đang trôi dọc trên sông. - Đoạn văn gồm có 4 ý : + Ý một (đoạn đầu tiên) : cảnh đàn chim khi mới nhìn thấy (từ xa). + Ý hai (đoạn hai) : tả cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở trên cao (khi đến gần). + Ý ba (đoạn ba) : cảnh đàn chim đậu trong vườn cây ở dưới thấp (đến tận nơi). + Ý bốn (đoạn bốn) : cảnh đàn chim khi thuyền đã đi xa (cảnh lùi dần). b. Đọc đoạn văn Vời vợi Ba Vì của Võ Văn Trực. - Đoạn văn tả cảnh Ba Vì theo trình tự thời gian : sáng – chiều – tối. Sự biến ảo lạ lùng của Ba Vì trong từng giờ, từng ngày. - Gồm có ba ý : + Ý một (Thời tiết đến hòn ngọc bích) : Cảnh Ba Vì buổi sáng sớm. + Ý hai (tiếp đến chân trời rực rỡ) : Cảnh Ba Vì lúc chiều về. + Ý ba (còn lại) : Cảnh trăng lên lúc buổi tối. c. Đọc đoạn văn Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích của Nguyễn Đình Thi. - Đoạn văn nói về sức sống của dân tộc Việt Nam qua trí tưởng tượng. - Gồm 2 ý : + Ý một (từ đầu đến đáng ưu uất) : Thể hiện trí tưởng tượng tìm cách chữa lại đau thương cho những người anh hùng bậc trung nghĩa. + Ý hai (còn lại) : Lẫy dẫn chứng về cuộc đời Hai Bà Trưng và Phù Đổng Thiên Vương để minh họa làm sáng tỏ cho ý trên. Câu 2. Văn bản Trong lòng mẹ thể hiện những tình cảm yêu thương cháy bỏng của cậu bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh, dựa trên chủ đề đó chúng ta có thể sắp xếp các ý trong bài văn như sau : - Phản ứng tâm lí của cậu bé Hồng trước những lời xúc phạm của người cô đối với mẹ. - Cảm giác sung sướng hạnh phúc rạo rực ngây ngất của cậu bé Hồng khi được gặp lại mẹ, được nằm trong lòng mẹ. Câu 3. Hệ thống ý của bạn được sắp xếp. a. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. - Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước - Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích. - Trong thời kì đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài, ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới. b. Giải thích câu tục ngữ. - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế ’’đi một ngày đàng’’. - Nghĩa đen và nghĩa bóng của vế ’’học một sàng khôn’’. + Sự sắp xếp như trên là không hợp lí : bởi vì thông thường trước khi muốn chứng minh một vấn đề nào đó trước hết ta phải giải thích cho người đọc hiểu hết các khái niệm trước đã thì phần chứng minh mới có giá trị, bài làm mới chặt chẽ logic. + Ta sắp xếp lại bằng cách chuyển ý (b) lên trước, ý (a) xuống dưới.

 
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
Thế giới của tôi gọi tắt...
31 tháng 8 2016 lúc 5:20

Để đảm bảo tính mạch lạc chúng ta cần lưu ý:

Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản đều nói về 1 đề tài biểu hiện 1 chủ đề chung xuyên suốt.Các phần, các đoạn , các câu trong văn bản được nối tiếp nhau theo 1 trình tự rõ ràng, hợp lý nhầm làm cho chủ đề liền mạch, gây hứng thú cho người đọc
Curtis
6 tháng 9 2016 lúc 15:57

Đây là một câu hỏi khá dễ , em có thể mở phần ghi nhớ của SGK ra để làm nhé ! Không nên dựa dẫm vào trang web quá nhiều .
 

Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 15:12

bn đăng câu của bn len đj coi mik làm đc koNguyễn Thư

Thảo Phương
31 tháng 8 2016 lúc 15:18

Nguyễn Thưlàm rùi đó trong phần bình luận nhé(của mik

Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 9 2016 lúc 18:12

Giúp gì ????????????

Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 9 2016 lúc 20:00

a)Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó. 

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm... - Tên đơn: Đơn xin ... - Nơi gửi: Kính gửi:.... - Họ tên của người viết đơn. - Lí do và nguyện vọng. - Cam đoan, cảm ơn. - Kí tên.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.b)Văn bản là một thể thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức, ở trong đó, các phần, các đoạn được bố trí theo một hệ thống rành mạch và hợp lí. Bởi vậy, muốn mang lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp thì cần phải quan tâm tới bố cục.

CHÚC BẠN HỌC TỐThihi
Nguyễn Đỗ Minh Khoa
7 tháng 9 2016 lúc 20:35

a)Không thể tùy ý thích ghi nội dung nào vào trước cũng được bởi cần có một trật tự từ đầu và đến kết không được sắp xếp lộn xộn từ nguyệt vọng tên và lý do cần có một trật tự logic thống nhất giữa các phần với nhau, cần có một đơn xin theo một trật tự tên tuổi lý do lời hứa… cần có một trật tự logic và thống nhất.

b)Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu

Trần Nguyễn Hoài Thư
Xem chi tiết
Thảo Phương
6 tháng 9 2016 lúc 16:43

b) (1 ) Văn bản Lão nông và các con
Chủ đề chính của văn bản này là ca ngợi lao động : Lao động là vàng . Văn bản được xây dựng theo bố cục gồm ba phần :
Hai dòng đầu là mở bài : Lời khuyên hãy cần cù lao động .
Mười bốn dòng giữa là thân bài : Kể chuyện lão nông để lại kho tàng cho các con . 
Bốn dòng cuối là kết bài : Cách khuyên con lao động rất khôn ngoan .

(2) Văn bản của nhà văn Tô Hoài : Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là : cái màu vàng của đồng quê , Câu đầu giới thiệu thời điểm ( mùa đông , giữa ngày mùa ) và địa điểm ( làng quê ) khi màu vàng xuất hiện . Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể . Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê .
Cả hai văn bản trên , ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt , nhất quán qua các phần một cách rõ ràng , hợp lí . Như thế , cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn .

Nguyễn Trần Như Hằng
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
6 tháng 9 2016 lúc 18:30

a/ Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.

b/

- Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Trong truyện Ếch ngồi đáy giếng và Lợn cưới áo mới chúng chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.

- Các câu trên không hợp lý ở chỗ: nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.
Ở văn bản 2: Trình bày lý do tại sao anh ta đứng hóng ở ngoài cửa, tiếp đó anh ta lấy cớ hỏi chuyện để khoa chiếc áo.

Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc

trong phần mở bài nên giới thiệu về vấn đề, thân bài khai triển vấn đề, 3 là kết luận lại vấn đề.

ncjocsnoev
6 tháng 9 2016 lúc 18:30

a/Sự sắp đặt nội dung các phần trong văn bản theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí được gọi là bố cục. Theo em, vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục?
b/Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
   Có một con ếch quen thói coi trời bằng vung, nên cứ nghênh ngang đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhình trời và kêu ồm ộp. Trước kia, ếch soongd ở trong giếng. Tại vì năm ấy trời mưa, nước trong giếng dềnh lên tràn bờ, đưa ếch ra ngoài.
   Khi ở đáy giếng, ếch nhìn lên và nó thấy trời bé tí ti, chỉ bằng cái vung thôi. Còn nó thì oai ghê lắm, vì nó đã cất tiếng kêu thì tất thảy bọn cua, ốc, nhái ở giếng đều phải hoảng sợ. Cuối cùng, nó bị một con trâu giẫm bẹp.

 -Câu chuyện trên đã có bố cục hay chưa?
 -Cách kể chuyện như trên có chỗ nào bất hợp lí?
 -Theo em, nên sắp xếp bố cục câu chuyện trên như thế nào?

ncjocsnoev
6 tháng 9 2016 lúc 18:34

a. Sự sắp xếp nội dung trong các phần trong văn bản cần sắp xếp hợp lý theo một bố cục, và chúng ta cần quan tâm tới bố cục bởi vì tạo nên sự thống nhất dễ hiểu, logic, và sự sắp xếp các đoạn các phần trong câu sẽ tạo nên một trật tự đúng và dễ hiểu.
b. - Chưa
    -  Các câu văn chưa được sắp xếp một cách hợp lý theo trật tự logic làm cho, những giá trị trong một tác phẩm cũng bị giảm đi bởi sự sắp xếp đó khiến người đọc khó quan sát và quan sát nhưng không hiểu được nội dung hiện thực phê phán trong tác phẩm.
   - 
nên đảo lộn lại trật tự các câu trong đoạn văn trên, nên trình bay ếch sống ở đâu trước hoàn cảnh sống của anh như thế nào, thứ 2 nên nói là vì hoàn cảnh sống như thế mà ếch huênh hoang nghênh ngáo, vì một trận bão mà ếch đã ra ngoài được và bị dẫm bẹp.

Nên sắp xếp lại bố cục theo một trận tự có mở đầu có thân bài và có kết thúc

Family
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 9 2016 lúc 16:31

Thông thường một lá đơn bao giờ cũng phải tuân theo trật tự nhất định và người viết không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đơn, vì nếu làm như thế sẽ phá vỡ tính hệ thống của nó.

Trong một lá đơn, các nội dung thường được sắp xếp theo thứ tự sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

. - Địa điềm làm đơn và ngày... tháng... năm...

- Tên đơn: Đơn xin ...

- Nơi gửi: Kính gửi:....

- Họ tên của người viết đơn.

- Lí do và nguyện vọng.

- Cam đoan, cảm ơn.

- Kí tên

.  Do vậy, nếu bản thân em muốn viết đơn xin gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì lá đơn của em phải đảm bảo một trật tự thông thường như trên mà không được tuỳ thích đảo lộn các nội dung trong đó.

 

Võ Phạm Gia Bảo
Xem chi tiết
Bùi Nguyễn Minh Hảo
14 tháng 9 2016 lúc 20:35

Chủ đề: Ca ngợi tấm lòng của người mẹ qua lời thư sâu lắng của bố

Trình tự:

Liên hệ tâm trí (nhớ lại)Liên hệ thời gianLiên hệ không gian. (thay gì nói trình tự thời gian thì mình nói liên hệ thời gian cx vậy nha!
Thảo Phương
10 tháng 9 2016 lúc 12:23

Chủ đề:Ca ngợi hình ảnh người mẹ

Trình tự:rõ ràng hợp lí

Friend
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
10 tháng 9 2016 lúc 18:09

Có thể bố cục chia thành 4 đoạn :

Đoạn 1: " Từ đầu đến...giấc mơ thôi " : Thành nghĩ về những ngày tháng đã qua của 2 anh em .Đoạn 2: " Tiếp đến...hiếu thảo như vậy " : Diễn biến cuộc chia tay của 2 con búp bê .Đoạn 3: " Tiếp đến...tôi đi " : Hai anh em đến chia tay cô giáo và các bạn cùng lớp .Đoạn 4: "Còn lại " : Những phút cuối của cuộc chia tay giữa 2 con búp bê .