Chương I. Khái quát về cơ thể người

Kudo Hana
Xem chi tiết
Lgiuel Val Zyel
4 tháng 2 2017 lúc 21:22

So sánh mô sụn với mô xương:

- Đều là mô liên kết.
- Cấu tạo: Đều có chất căn bản.
- Màng có 2 lớp: trong và ngoài.

So sánh mô cơ vân, cơ trơn, cơ tim:

undefined

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Phương Thảo
21 tháng 2 2017 lúc 22:18

* Mô liên kết là mô được cấu thành từ các tế bào và phi bào (những thành phần mà bản chất ko phải là tế bào). Ví dụ như mô xương, mô mỡ, mô sụn, mô sợi...
* Máu được xếp vào nhóm mô liên kết vì máu được cấu thành từ các tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương (phi bào), máu có khắp cơ thể làm nhiệm vụ dẫn truyền dinh dưỡng

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Phạm Văn An
22 tháng 2 2017 lúc 18:41

*Cấu tạo bộ xương người gồm 3 phần:

-Phần đầu

-Phần thân

-Phần chân tay

*Chức năng bộ xương người là:

-Nâng đỡ cơ thể

-Định hình cơ thể ( tạo khoang chứa nội quan )

-Tạo chỗ bám cho hệ cơ

BẠN THAM KHẢO NHA!!!!!

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Phạm Phương Anh
23 tháng 2 2017 lúc 20:57

Đặc điểm cấu tạo của bộ xương phù hợp vs c/n nâng đỡ, cơ thể là:

- Xương thân có xương cột sống.

- Lồng ngực nở rộng 2 bên.

- Gồm nhiều đốt sống khớp vs nhau cong 4 chỗ thành 2 hình chữ S giúp cơ thể đứng thẳng.

- Xương gót chân lớn, khỏe, phát triển về phía sau giúp nâng đỡ cơ thể.

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 0:03

Vai trò của các loại khớp :
- Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
- Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp , cử động của khớp hạn chế.
- Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

Kieu Diem
23 tháng 12 2018 lúc 21:07

Vai trò của các loại khớp :
- Khớp động : giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp.
- Khớp bán động : giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp , cử động của khớp hạn chế.
- Khớp bất động là loại khớp không cử động được.

Nguyễn Bảo Huỳnh
23 tháng 12 2018 lúc 21:21

ủa câu này ở bài mấy ttog sách vậy bn ?

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 0:01

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 0:01

Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương.

Ở tuổi thiếu niên và nhất là ở tuổi dậy thì thì xương phát triển nhanh. Đến 18-20 tuổi (với nữ) hoặc 20-25 tuổi (với nam) xương phát triển chậm lại. Ở tuổi trưởng thành, sụn tăng trưởng, không còn khả năng hóa xương, do đó người không cao thêm. Người già, xương bị phân hủy nhanh hơn nhờ sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ cốt giao giảm, vì vậy xương xốp, giòn, dễ gãy và sự phục hồi xương gãy diễn ra rất chậm, không chắc chắn.


Ngô Đức Thắng
8 tháng 4 2017 lúc 13:55

Xương to ra bề ngang là nhờ sự phân chia của lớp tế bào sinh xương nằm ở trong màng xương . Xương dài ra nhờ sự phân chia của lớp sụn tăng trưởng nằm ở ranh giới giữa đầu xương và thân xương của xương dài

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:57

1.

Xương là một cơ quan sống:

- Xương cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết biến thành, trong chứa các tế bào xương.

- tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng… như các loại tế bào khác.

- Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:

+ Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng , mô xương xốp.

+ Ong xương chứa tuỷ đỏ, có khả năng sinh ra hồng cầu.

+ Xương tăng trưởng theo chiều dài và theo chiều ngang.

Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 23:59

2. thành phần và tính chất của xương: Xương được cấu tạo từ chất hữu cơ gọi là cốt giao và chất khoáng chủ yếu là canxi. + Chất khoáng làm cho xương bền chắc. + Cốt giao đảm bảo tính mềm dẻo. Tí lệ chất cốt giao thay đổi theo tuổi.

Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 0:00

3.

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, xương còn mềm dẻo vì tỉ lệ chất hữu cơ nhiều hơn 1/3 , tuy nhiên trong thời kì này xương lại phát triển nhanh chóng, do đó muốn cho xương phát triển bình thường để cơ thể cân đối, đẹp và khoẻ mạnh, phải giữ gìn vệ sinh về xương:

- Khi mang vác, lao động phải đảm bảo cân đối 2 tay.

- Ngồi viết ngay ngắn, không tựa ngực vào bàn, không gục đầu ra phía trước.

- Không đi giày chật và cao gót.

- Lao động vừa sức, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

- Hết sức đề phòng và tránh các tai nạn làm tổn thương đến xương.

Em Thịt Thăn
Xem chi tiết
Nguyễn T.Kiều Linh
22 tháng 2 2017 lúc 22:15

• Khớp động: là loại khớp cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể người như khớp xương đùi và xương chày, khớp xương cánh chậu và xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương có một lớp sụn trơn, bóng và đàn hồi, có tác dụng làm giảm sự cọ xát giữa hai đầu xương. Giữa khớp có một bao đệm chứa đầy chất dịch nhầy do thành bao tiết ra gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động là những dây chằng dai và đàn hồi, đi từ đầu xương này qua đầu xương kia làm thành bao kín để bọc hai đầu xương lại. Nhờ cấu tạo đó mà loại khớp này cử động dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người là khớp gối.

• Khớp bán động: là loại khớp mà giữa hai đầu xương khớp với nhau thường có một đĩa sụn làm hạn chế cử động của khớp. Khớp bán động điển hình là khớp đốt sống, ngoài ra còn có khớp háng. Ở trẻ em, các đĩa sụn rất đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay xoạc chân ra dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người già, các đĩa sụn dẹp lại làm cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra khó khăn.

• Khớp bất động : Trong cơ thể có một số xương được khớp cố định với nhau, như xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này khớp với nhau nhờ các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co không làm khớp cử động.

Đinh Khánh Linh
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
26 tháng 3 2017 lúc 21:55

- Thói quen tốt: Xếp hàng khi lên xe buýt(a) , nam nữ bình đẳng cùng nắm tay nhau đi học(c), tập thể dục thể thao(g) , giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài ( i).

-Thói quen xấu: Uông rựu bia ( b), chơi game ( d). đánh bài ( e), coppy bài người khác ( h).

- Những thói quen trong học tập và sinh hoạt của em và những người xung quanh như : Thức khuya, mất trật tự trong giờ học, ngủ dậy trể, xung phong phát biểu ý kiến, học bài và làm bài tập ở nhà, .... ( còn nhiều lắm nên bạn có thể tự bổ xung thêm)

+ Những thói quen có lợi cho quá trình học tập: Xung phong phát biểu ý kiến, học bài và làm bài tập ở nhà.

+ Những thói quen không tốt làm ảnh hưởng đến việc học : Thức khuya, mất trật tự trong giờ học, ngủ dậy trể.

- Lợi ích của những thói quen tốt trong học tập là giúp cho chúng ta có ý thức tốt hơn trong việc học tập , giúp cho việc học tập ngày càng hiệu quả.

Lê Quang Đông
24 tháng 4 2018 lúc 21:32

hình TÊN TỐT XẤU
A xếp hàng khi lên xe T
B ăn chơi lêu lổng uống rượu bia S
C bình đẳng giới ai cũng được học T
D chơi game ko học S
E tổ chức bài bạc S
G các môn thể thao lành mạnh T
H ko tự lực làm bài liết bài bạn T