Bài 56. Tuyến yên, tuyến giáp

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thọ Nguyễn Trường
Xem chi tiết
Kim So Huyn
7 tháng 5 2017 lúc 20:36

Vai trò: + tiết hoocmon kích thích hoạt động của các tuyến nội tiết khác.

+ tiết hoocmon ảnh hưởng -> 1 số quá trình sinh lí trong cơ thể.

Cấu tạo: Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin, tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH, TSH, FSH, LH, Lipoprotein...

Trương ly na
2 tháng 5 2017 lúc 19:51

Cấu tạo: gồm 3 thùy

+ thùy trước

+ Thùy giữa ( chỉ phát triển ở trẻ e)

+ Thùy sau

Trương ly na
2 tháng 5 2017 lúc 20:00

- Vai trò

+ Tiết Hooc moon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết + Tiết hooc môn ảnh hưởng tới 1 số quá trình sinh lí trong cơ thể khác

Tuấn EXO
Xem chi tiết
Đức Minh
3 tháng 5 2017 lúc 17:23

Sinh học mà cũng tag được vào luôn hã @@ hay vãi :V :V

Cũng may đã soạn đề cương nên chụp ảnh gửi luôn :V =)) Cái nào đọc không rõ thì pm nhé :vBài 56. Tuyến yên, tuyến giáp

Tuấn EXO
3 tháng 5 2017 lúc 17:15

Phan Thùy LinhThành ĐạtDoraemonĐức Minh, mấy b khác nữa giúp mk nhanh với !!!!

Bình Trần Thị
3 tháng 5 2017 lúc 18:54

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, nặng chừng 20 - 25 g.

Hoocmôn tuyến giáp là tirôxin (TH), trong thành phần có iốt. Hoocmôn này có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào.

Hoang Quoc Minh
Xem chi tiết
Nhật Linh
7 tháng 5 2017 lúc 17:23

Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu trắng nằm ở nền sọ, có liên quan với vùng dưới đồi (thuộc não trung gian). Đây là một tuyến quan trọng giữ vai trò chủ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác (bảng 56-1). Tuyến gồm thùy trước và thùy sau. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.
Bảng 56-1. Các hoocmôn tuyến yên và tác dụng của chúng


Võ Hà Kiều My
7 tháng 5 2017 lúc 17:24

Những hoá chất do các tuyến tiết ra đi thẳng vào máu để được dẫn đi khắp cơ thể. Hệ thống nội tiết như một cơ quan điều tiết nhiều hoạt động diễn ra trong cơ thể. Tuyến yên, một bộ phận của hệ thống nội tiết, điều khiển và kiểm soát nhiều chức năng trong cơ thể. Thật ra tuyến yên là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trong việc điều tiết sự tăng trưởng, tạo sữa và kiểm soát hoạt động của tất cả các tuyến nội tiết khác.

Tuyến yên có tầm quan trọng sinh tử nhưng nó lại có tầm vóc rất nhỏ bé: cỡ chỉ bằng hạt đậu và trọng lượng cũng chỉ bằng hạt đậu. Nó nằm dính liền dưới não và được che chở bằng một cấu trúc xương. Mặc dầu nhỏ như vậy, tuyến yên cũng được chia thành hai ngăn gọi là hai “thùy”, thùy trước” hơi lớn hơn “thùy sau”. Thùy sau là nơi tập trung của khoảng 50.000 đầu mối dây thần kinh liên lạc khắp mọi phần trong cơ thể. Tuyến yên điều khiển sự tăng trưởng của trẻ em bằng cách tác động vào một tuyến khác: tuyến giáp.

Tuyến yên cũng điều khiển cả sự tính dục của con người. Nó cũng điều hoà quá trình trao đổi chất, tức là quá trình biến đổi thực hành nhiều dạng năng lượng khác nhau. Cũng chính tuyến yên dính dấp đến hoạt động của vài bắp cơ, của thận và nhiều cơ quan khác.

Bướu (hay khối ư) mọc trong tuyến yên có thể khiến cho hoạt động quá mức hoặc dưới mức cần thiết. Một trong những kết quả của hoạt động quá mức của tuyến yên là người đó lớn như ông khổng lồ và khi hoạt động dưới mức thì thì người đó là người lùn tịt.

Thảo Ngân
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
9 tháng 5 2017 lúc 9:13

Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm trên nền sọ , có liên quan với vùng dưới đồi(thuộc não trung gian).Tuyến yên đóng vai trò chủ đạo hoạt động hầu hết các tuyến khác. Cấu tạo tuyến yên gồm thùy trước,thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ em, có tác dụng đến sự phân bố sắc tố da

Chúc bạn học tốthaha

vu thi thao
9 tháng 5 2017 lúc 20:48

Tuyến yên là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu nằm trên nền sọ, có liên quan tới vùng dưới đồi.Tuyến yên đóng vai tò chỉ huy hầu hết các tuyến khác.Cấu tạo của tuyến yên gồm:thuỳ trước và thuỳ sau, thuỳ giữa chỉ phát triển ở trẻ em có tác dụng đến sự phân bố sắc tố da.

Nhớ tích cho mình nhahihi

trần quốc khánh
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 5 2017 lúc 15:29

- Hoocmôn thực vật là chất hữu cơ do bản thân cơ thể tiết ra có tác dụng điều hoà hoạt động giữa các phần khác nhau trong cây .
- Đặc điểm chung :
+ Là các hợp chất hữu cơ được tạo nên trong một phần của cơ thể và di chuyển đến các phần khác , tại đó gây ra các hiện tượng kích thích hay ức chế sinh trưởng .
+ Với nồng độ rất thấp có thể gây những biến đổi lớn trong cơ thể .
+ Trong cây , hoocmôn thực vật di chuyển trong mạch gỗ và mạch rây .
+ Hoocmôn thực vật có tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn động vật bậc cao .
+ Khác biệt với enzim là chất xúc tác cho một phản ứng sinh hoá , hoocmôn hoạt hoá cả một chương trình phát sinh hình thái như kích thích hạt và chồi nảy mầm (gồm rất nhiều quá trình và nhiều phản ứng hoá sinh) .

Phan Ngọc Anh Thư
Xem chi tiết
Ái Nữ
29 tháng 5 2017 lúc 11:14

Phân biệt bệnh Bazơđô với bệnh bướu cổ do thiếu iốt.

Bệnh Bazơđô

Bệnh biếu cổ do thiếu iốt

Do tuyến giáp hoạt (lộng mạnh tiết nhiều hooc-môn làm tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước.

Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ).



Tuyết Nhi Melody
29 tháng 5 2017 lúc 10:09

Bệnh Bazơđô

Bệnh biếu cổ do thiếu iốt

Do tuyến giáp hoạt (lộng mạnh tiết nhiều hooc-môn làm tăng cường trao đổi chất tăng tiêu dùng oxi, nhịp tim tăng, người bệnh luôn trong trạng thái hồi hộp,căng thẳng, mất ngủ, sút cân nhanh.

Do tuyến giáp hoạt động mạnh nên gây bướu cổ, mắt lồi do tích nước.

Khi thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày, tiroxin không tiết ra, tuyến yên sẽ tiết hooc-môn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến giáp (bướu cổ).

Bình Trần Thị
29 tháng 5 2017 lúc 13:46

Giống nhau: Bệnh đều do tuyến giáp tăng cương hoạt động => Phì đại tuyến giáp
Khác nhau:
Bệnh bướu cổ do thiếu iôt:
- Trong máu thiếu Iôt
- Tuyến yên tiết nhiều hóc môn TSH
- Tự cơ thể không sinh ra chất cóa tác dụng giống TSH
- Hóc môn Tiroxin của tuyến giáp tiết ra ít
- Quá trình trao đổi chất diển ra mạnh
- Không bị rối loạn nhịp tim, hô hấp, không bị lồi mắt
Bệnh Bazodo
- Không do thiếu Iot trong máu
- Tuyến yên tiết HM TSH bình thường
- Cơ thể sinh ra chất có tác dụng giống TSH
- Tuyến giáp tiết nhiều hóc môn tiroxin
- Quá trình trao đổi chất diển ra mạnh
- Tim đập nhanh, mạnh, giảm cân , lồi mắt

Lý Hoành Nghị
Xem chi tiết
Van Truong Nguyen
1 tháng 1 2018 lúc 17:45

- Thay đổi ở da, tóc, răng

- Nóng trong

- Thay đổi trọng lượng đột ngột

- Nổi mụn

- Rối loạn kinh nguyệt

Phạm Hà An
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
14 tháng 3 2018 lúc 14:08

- Tuyến giáp:
Tiết hoocmôn tirôxin có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ thể
Tuyến giáp còn tiết hoocmôn canxitônin cùng với hoocmôn của tuyến cận giáp tham gia điều hòa canxi và phôtpho trong máu

Nguyễn Ngô Minh Trí
13 tháng 5 2018 lúc 9:38

Năm vai trò chính của hormone tuyến giáp là

Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục. Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp. Tác động chức năng hoạt động tuyến sinh dục và tuyến sữa. Điều hòa quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết. Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh ngay từ khi còn trong bào thai.
Hoàng Thị Anh Thư
14 tháng 3 2018 lúc 14:27

có vai trò điều hoà, trao đổi Ca, P trong máu. (hormon canxitonin)

nguyễn thùy linh
Xem chi tiết
Kookie
3 tháng 4 2018 lúc 20:53
Thuỳ trước tuyến yên tiết ra các hormone sau đây: STH, TSH, ACTH, GH (FSH, LH, LTH), mỗi loại có cấu trúc và tác dụng sinh lý khác nhau. a. Somatotropin hormon (STH) STH còn gọi là kích sinh trưởng tố với tác dụng chính của nó là kích thích sự sinh trưởng của cơ thể. Nó gồm 245 amino acid sắp xếp trên một mạch polypetid. Trọng lượng phân tử TSH khác nhau tuỳ loài. Ví dụ cừu 48.000, bò 45.000, người và khỉ 21.000. Cần chú ý là giữa các loài có sự khác nhau về phương diện miễn dịnh, nên STH của loài này không có tác dụng đối với loài khác. Nó dễ bị thuỷ phân khi gặp acid mạnh và gặp các enzyme tiêu hoá. Tác dụng sinh lý của Somatotropin hormon (STH) - Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn Kích thích sự phát triển của cơ thể non đang lớn được thông qua cơ chế làm tăng đồng hoá protein ở mô bào, gây cân bằng dương nitơ, thể hiện mấy điểm sau đây: Kích thích vận chuyển amino acid qua màng tế bào. Tăng tổng hợp RNA thông tin từ đó tăng tổng hợp protein. Nếu STH tiết quá nhiều súc vật non mang chứng phát triển khổng lồ. Còn đối với gia súc trưởng thành (khi đã hoàn thành sự cốt hoá xương) sẽ dẫn đến chứng to đầu ngón các bộ phận như đầu, hàm dưới, bàn chân, bàn tay to ra, các phủ tạng như: tim, gan, ruột già cũng bị nở to. Song nhược năng tuyến yên trước tuổi trưởng thành thì cơ thể sẽ lùn bé. Nhược năng sau tuổi trưởng thành cơ thể mắc bệnh, gọi là bệnh ximông (simmonds) và bệnh này hay xảy ra ở người. Người bệnh bị gầy đét, teo bộ phận sinh dục, tóc, lông rụng chuyển hoá cơ thể giảm, sút cân, thân nhiệt giảm, tim đập chậm, huyết áp hạ, giảm đường huyết trầm trọng. - Thúc đẩy sự phân giải mỡ Làm giải phóng những acid béo không đặc trưng từ kho mỡ, thúc đẩy oxy hoá acid béo. Nếu STH tiết nhiều sẽ gây chứng toan huyết và toan niệu. Đối với trao đổi đường thì STH gây tăng đường huyết và bị mất theo nước tiểu phát sinh bệnh đái đường. STH một mặt ức chế tế bào β của đảo tuy làm giảm tiết insulin, mặt khác ức chế hoạt tính enzyme hexokinase làm giảm sự phosphoryl hoá glucose khiến glucose khó vận chuyển qua màng tế bào vào trong tế bào gan để tổng hợp thành glycogen dự trữ. - Điều hoà trao đổi Ca, P Thông qua cơ chế điều hoà Ca và P mà hormone này có tác dụng xúc tiến tạo xương. b. Thyroid-stimulating hormone (TSH) TSH còn gọi là kích giáp trạng tố, vì tác dụng chủ yếu của nó là lên sự phát dục và hoạt động của tuyến giáp. TSH là một glycoprotein có chứa S và chứa 2 phân tử đường. Trọng lượng phân tử là 28.000. Tác dụng sinh lý TSH kích thích sự phát dục của tuyến giáp trạng và kích thích tuyến giáp tiết thyroxine. Dưới ảnh hưởng của TSH, mô tuyến giáp nở to, xuất hiện nhiều hạt keo trong bao tuyến. Ngày nay người ta thấy TSH có tác dụng lên suốt cả quá trình tạo hợp thyroxine từ khâu kết hợp Iod với thyroxine cho đến khâu giải phóng thyroxine ra khỏi phức hợp thyreo-globulin, nhập vào dòng máu để đi gây tác dụng. c. Adrenal-corticotropin hormon (ACTH) ACTH còn gọi là kích thượng thận bì tố, vì nó ảnh hưởng chủ yếu của nó lên sự phát dục và hoạt động của vỏ thượng thận. ACTH của nhiều loại động vật đã được phân lập. Tất cả đều có cấu tạo là một mạch polypeptid gồm 39 amino acid. Người ta thấy rằng chỉ 24 amino acid đầu là cần thiết cho hoạt tính của hormone. Trình tự sắp xếp 24 amino acid đầu này giống nhau giữa các loài (kể cả người). 15 amino acid còn lại không có hoạt tính rõ rệt và thay đổi tuỳ loài. Cấu trúc ACTH đã được Lee tìm ra 1961. Tác dụng sinh lý ACTH là kích thích sự phát dục của miền vỏ tuyến thượng thận, chủ yếu là lớp dậu và kích thích lớp dậu tiết các hormone glucocorticoid. Trên lâm sàng các bệnh nhược năng tuyến yên đều có kèm theo triệu chứng nhược năng vỏ thượng thận. Ngược lại các bệnh ưu năng tuyến yên đều có kèm theo triệu chứng ưu năng vỏ thượng thận. Tiêm ACTH cho động vật thí nghiệm ACTH làm tăng bài tiết các hormon glucocorticoid của vỏ thượng thận từ đó gây nên tăng đường huyết, tăng huy động mỡ, tăng đào thải mỡ qua nước tiểu, tăng ứ đọng Na và H2O, tăng bài tiết K, giảm lượng bạch cầu ái toan trong máu tuần hoàn, giảm chứng viêm, tăng bài tiết các hormon sinh dục, đặc biệt là hormon sinh dục đực, tăng khối lượng máu tuần hoàn đến thận, làm nở to vỏ thượng thận Tác dụng của ACTH chủ yếu thông qua hormon của vỏ thượng thận. Ngày nay qua một số thí nghiệm có tác giả cho rằng ở một chừng mực nhất định, tác dụng của ACTH lên cơ thể có thể trực tiếp không qua vỏ thượng thận. d. Gonado-tropin hormon (GH) Gonado-tropin hormon là kích tố hướng sinh dục nó bao gồm các hormon sau đây: FSH (foliculo-stimulating hormon); LH (luteinizing hormon) và ở con đực gọi là ICSH; LTH (luteino-stimulating hormon) ở con cái. Foliculo-stimulating hormon (FSH) FSH còn gọi là kích noãn bào tố, nó là một glucoprotein, phân tử lượng 25.000 - 30.000 gồm 250 amino acid trong đó giàu cystine. Ở con cái: tác dụng sinh lý của FSH là kích thích sự phát triển của noãn bào đến dạng chín gọi là nang. Graaf nổi cộm lên trên mặt buồng trứng, kích thích noãn bào tiết noãn tố estrogen. Ở con đực, FSH có tác dụng kích thích sự phát dục của ống sinh tinh và các tế bào sertoli ở ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng. LH (luteinizing hormon) Còn gọi là kích sinh hoàng thể tố. Nó có cấu trúc là glucoprotein, phân tử lượng 30.000 - 40.000, bao gồm 250 amino acid. Ở con cái: LH cùng với FSH thúc đẩy noãn bào chín và tiết nhiều kích tố sinh dục cái estrogen. LH còn có tác dụng làm mọng chín màng noãn bào, bằng cách kích thích tăng bài tiết dịch vào trong xoang bao noãn. Khi đạt đến một áp lực lớn thì làm vỡ noãn bào gây trứng rụng. Sau khi trứng rụng LH kích thích biến bao noãn bào còn lại thành thể vàng và kích thích thể vàng tiết hoàng thể tố progesterone. FSH chỉ có tác dụng làm trứng chín không làm trứng rụng, muốn trứng chín rụng được phải có LH. Qua nhiều nghiên cứu muốn cho trứng chín và rụng được thì tỷ lệ LH/FSH phải bằng 3/1 đó là điểm mấu chốt giải thích những hiện tượng chậm sinh, vô sinh ở gia súc. Chậm sinh là trường hợp gia súc đạt tuổi thành thục về tính quá muộn biểu hiện tuổi xuất hiện động dục muộn, do lượng FSH quá ít, không đủ làm trứng chín để tiết đủ noãn tố oestroren gây động dục. Còn vô sinh có hai trường hợp: - Có động dục mà không có rụng trứng, còn gọi là động dục giả; do đủ lượng FSH để làm noãn bào chín tiết đủ oestroren gây động dục nhưng không đủ lượng LH nên không làm trứng rụng được. Mãi mãi vẫn không có động dục: do không đủ lượng FSH không làm cho noãn bào chín nên không gây được động dục. Ở con đực, tương đương với LH của con cái có ICSH còn gọi là hormon kích thích tế bào kẽ. ICSH kích thích sự phát triển của tế bào kẽ leydig, ở giữa các ống sinh tinh và kích thích tế bào này tiết ra hormon sinh dục đực androgen. Lutein-stimulating hormon (LTH) LTH có cấu trúc mạch polypeptid, phân tử lượng 26.000, bao gồm 211 amino acid giàu xerine. Nó còn được gọi là kích tố dưỡng thể vàng. Sau khi trứng rụng có hai trường hợp xảy ra: - Nếu trứng rụng mà được thụ tinh thì bao noãn còn lại biến thành thể vàng và tiết một lượng progesterone đầu tiên dưới tác dụng của LH. Sau đó LTH duy trì thể vàng và tiếp tục kích thích thể vàng tiết progesterone. - Với hàm lượng cao progesterone và oestrogen tạo một mối liên hệ người âm tính ức chế lại vùng dưới đồi và tuyến yên làm giảm tiết FSH và LH khiến cho những noãn bào khác không tiếp tục phát triển đến độ chín và do vậy làm cho lượng oestrogen giảm xuống, do đó con vật sau khi trứng rụng mà được thụ tinh thì không còn có hiện tượng động dục nữa. - Nếu trứng rụng mà không được thụ tinh thì sau thì vào ngày thứ 17 của chu kỳ động dục ở phần lớn gia súc, lớp tế bào nội tiết ở nội mạc tử cung tiết hormon prostaglanding-F2α và làm thể vàng bị teo biến đi thành một vết sẹo màu trắng bạc gọi là bạch thể. Lượng progesterone giảm nhanh chóng khiến việc tiết FSH và LH không còn bị ức chế nữa, những noãn bào khác tiếp tục phát triển đến độ chín và một chu kỳ động dục khác lại xuất hiện. - Ngay sau đẻ LTH mang tên prolactin, có tác dụng kích thích sự tiết sữa vào xoang sữa để cùng với oxytocin gây thải sữa ra ngoài.
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
3 tháng 4 2018 lúc 16:35

+ Vị trí: Nằm ở vùng dưới đồi, thuộc não trung gian

+ Cấu tạo tuyến yên gồm: có thùy trước tuyến yên và thùy sau tuyến yên. Giữa hai thùy là thùy giữa chỉ phát triển ở trẻ nhỏ, có tác dụng đối với sự phân bố sắc tố da.

+ Chức năng: Tuyến yên là một tuyến quan trọng giữ vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác và các quá trình sinh lí của cơ thể.