Bài 5. Các nước Đông Nam Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lý Thuận Giang Hà
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
11 tháng 10 2017 lúc 22:43

+Thuận lợi :
-Nâng cao vị thế và tạo thế đứng vững chắc trên trường quốc tế, có tiếng nói trong việc định hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới thông qua những cuộc thương lượng và đàm phán, từ đó có điều kiện bảo vệ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ theo hướng có lợi cho quốc gia.
-Có điều kiện khai thác nhiều tiềm năng thông qua việc hợp tác đa dạng với nhiều đối tác để mở rộng và ổn định thị trường, tiếp cận nguồn vốn quốc tế, tạo môi trường hấp dẫn để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp cận nhanh sự chuyển giao khoa học – công nghệ trên diện rộng và tham gia tích cực vào việc phân công lao động quốc tế.
-Có điều kiện thúc đẩy tiến trình cải cách và cơ cấu lại nền kinh tế linh hoạt và năng động hơn theo hướng nâng cao hiệu quả. Cụ thể là đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp, xoá bỏ cơ chế còn mang tính bao cấp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và xuất nhập khẩu phát huy hơn nữa tiềm năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế.
-Nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các quy tắc ứng xử theo chuẩn mực quốc tế, góp phần nhanh chóng đưa nền kinh tế của nước ta tiến lên phát triển ngang tầm quốc tế.
-Có điều kiện thực hiện tốt các quan hệ đối ngoại, góp phần tích cực trong việc duy trì an ninh thế giới, giữ vững và ổn định an ninh quốc gia để phát triển.
+ Khó khăn:
-Thách thức lớn nhất là trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, của từng ngành và từng doanh nghiệp nói riêng còn yếu.
-Việt Nam đi sau rất nhiều nước trên đường phát triển. Cơ chế thị trường còn đang trong quá trình hình thành, các khuôn khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh, chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Còn tồn tại nhiều bất hợp lý trong cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, trong việc phân bổ các nguồn lực của nền kinh tế, trong việc vận dụng các chính sách, quy định, trong việc quy hoạch chiến lược phát triển các ngành kinh tế.
-Sự hiểu biết về các tổ chức cần hội nhập còn rất hạn chế, đội ngũ cán bộ còn thiếu lại bị hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ và kỹ năng hoạt động đàm phán đa phương. -Mở cửa kinh tế còn làm cho nền kinh tế trong nước dễ bị tác động bởi sự biến động không thuận lợi diễn ra từ các nước khác.
-Các nước ASEAN có những lợi thế tương đồng giống Việt Nam do vậy việc hợp tác thông qua sự phân công lao động sẽ trở nên khó khăn phức tạp và mang tính cạnh tranh gay gắt hơn.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến. Đây là những mặt hàng giảm thuế chậm, trong khi đó những mặt hàng công nghiệp, xuất nguyên liệu là những mặt hàng giảm thuế nhanh lại là sản phẩm xuất khẩu của các nước AFTA khác và là sản phẩm nhập khẩu của Việt Nam.
- Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều nước trong khu vực đã vực dậy sau cơn khủng hoảng

Phạm Thị Thạch Thảo
12 tháng 10 2017 lúc 16:59

* Thuận lợi:
- Việt Nam tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ...
- Việt Nam đóng góp nhiều sáng kiến nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế từ đó nâng cao vị thế của nước ta
- Việt Nam xuất khẩu gạo sang các nước láng giềng, tham gia nhiều dự án phát triển kinh tế khu vực
- Nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN: đầu mỏ, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, tiêu dùng ...
* Khó khăn:
-Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp
- Trình độ công nghệ còn lạc hậu
- Có sự khác biệt về thể chế chính trị
- Mức sống người dân Việt Nam còn rất thấp

Trương Thị Hà
20 tháng 10 2017 lúc 3:31

Thuận lợi: nền kinh tế việt nam được hooij nhập với nề kinh tế của các nước trong khu vực đó là cơ hội để nước ta mở rộng thị trường,tiếp thu khoa học kĩ thuật tiến bộ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sự hợp tác giao lưu văn hóa,giáo dục vs các nc trong khu vực và thế giới Khó khăn: VN sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nc trong khu vực, nếu không biết nắm bắt thời cơ để phát triển kinh tế sẽ bị tụt hậu. Trong quá trình hội nhập nếu ko biết chon lọc sẽ làm mấ đi bản sắc văn hóa dân tộc vì vậy phải đảm bảo nguyên tắc "hòa nhập nhưng ko hòa tan"

Mai Thu Thương
Xem chi tiết
Tattoo mà ST vẽ lên thôi
12 tháng 10 2017 lúc 21:08

Các nước ASEAN cần:

-Đoàn kết, luôn giúp đỡ nhau về kinh tế, quân sự.

-Đảm bảo duy trì tốt sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các nước.

-Duy trì hoà bình và ổn định tại biển Đông.

Đặng Mộng Tuyền
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
15 tháng 10 2017 lúc 14:30

ASEAN ra đời vs những hd la:
+tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
+ko can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ko sd vũ lực or đe dọa - vũ lực vs nhau
+giải quyết các tranh chấp = biện pháp hòa bình
+hợp tác phát triển trong các lĩnh vực như kinh tế , văn hóa. xã hội

Nq Dũng
Xem chi tiết
Mai Anh Nguyễn
15 tháng 10 2017 lúc 14:25

Hội nhập và tham gia vào các hoạt động hợp tác của ASEAN cũng giúp Việt Nam tranh thủ được những lợi ích thiết thực về kinh tế - thương mại và văn hóa - xã hội, hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Tạo cơ hội cho Việt Nam giao lưu , trao đổi với các nước trong khu vực.

tham gia vào ASEAN đã tạo cho việt nam nhiều thời cơ để phát triển như học hỏi đc nhiều điều , thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhuwng bên cạnh đó việt nam cx phải đối mặt vs nhưng thách thức như trình độ văn hóa còn thấp , cần bt cách sd vốn đầu tư hợp lí và cần bảo vệ truyền thống văn hóa dân tôc là "hội nhập chứ ko hòa tan"
_hết rồi đó bn_

Võ Thu Uyên
19 tháng 1 2018 lúc 20:56

Thời cơ:

- Sẽ có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kĩ thuật với các nước trên thế giới.

- Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường Đông Nam Á.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Mở cơ hội để Việt nam giao lưu học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật để áp dụng vào sản xuất.

love love
Xem chi tiết
Sophie Feng
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
17 tháng 10 2017 lúc 21:02

1.Trong hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được những thành tựu chính sau:

- Đã chuyển hóa khu vực Đông Nam Á từ nghi kỵ, đối đầu và xung đột thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác thông qua nhiều sáng kiến về chính trị, an ninh cũng như kinh tế. ASEAN đã dần xây dựng được các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia, thống nhất được các mục tiêu chung, tạo dựng được lòng tin và thói quen hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo hòa bình và ổn định không chỉ trong khu vực mà còn góp phần tăng cường hòa bình và hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

- Thúc đẩy quan hệ với hầu hết các đối tác và khu vực quan trọng trên thế giới, đặc biệt đã xây dựng được quan hệ đối tác với tất cả các nước lớn và có quan hệ thường xuyên với hầu hết các khu vực quan trọng trên thế giới. Nhiều quan hệ đối tác đã được thể chế hóa thành các quan hệ đối tác chiến lược, đối tác tăng cường, đối tác toàn diện. ASEAN cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc thiết lập nhiều khuôn khổ quan hệ liên khu vực như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Hội nghị Thượng đỉnh Á Âu (ASEM); Diễn đàn hợp tác châu Á - Mỹ La-tinh (FEALAC). Quan hệ đối tác này đã giúp ASEAN duy trì được quan hệ ổn định với bên ngoài, tranh thủ được các nguồn lực để phát triển, và nâng cao vị thế của tổ chức trên trường quốc tế.

- Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực và giữa khu vực với các đối tác, điển hình là thông qua việc xây dựng Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và các chương trình hợp tác kinh tế khác như Chương trình hợp tác Công nghiệp (AICO), hay Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA). Không chỉ thúc đẩy liên kết nội khối, ASEAN đã xây dựng các liên kết kinh tế với nhiều đối tác. Hiện nay, ASEAN đã đạt thỏa thuận xây dựng khu vực mậu dịch tự do với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Niu Di-lân và gần đây nhất là Ấn Độ.

- Thúc đẩy và giữ vai trò chủ đạo trong tiến trình Hợp tác Đông Á: ASEAN bắt đầu thúc đẩy tiến trình Hợp tác Đông Á từ năm 1997. Vào thời điểm đó, sự hợp tác này là nhằm giúp các nền kinh tế Đông Á đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Ngày nay, Hợp tác Đông Á đã mở rộng và phát triển ra nhiều lĩnh vực, nội dung hợp tác ngày một thực chất dựa trên cơ sở hai khuôn khổ chính là ASEAN + 3 và Hợp tác Đông Á, cùng do ASEAN đóng vai trò chủ đạo.

- Góp phần xây dựng giá trị và bản sắc chung của khu vực thông qua các hoạt động hợp tác ASEAN và ASEAN với các đối tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, qua đó đã từng bước tăng cường hiểu biết và tình đoàn kết giữa nhân dân các nước Đông Nam Á, giữa các nước trong khu vực với các nước ngoài khu vực, tăng cường và củng cố các giá trị và bản sắc chung của khu vực và tăng cường ý thức cộng đồng của các nước ASEAN

Huỳnh Ann
Xem chi tiết
Byeon Xi Nhê
22 tháng 10 2017 lúc 20:28

- tạo được sự thống nhất, đồng thuận giữa 10 nước trong khu vực đông nam á. giúp cho nền kinh tế các nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ đạt được sự tăng trưởng cao, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa gắn với thị trường trong và ngoài nước

- xây dựng 1 khu vực đông nam á hòa bình ổn định cùng nhau phát triển phồn vinh mở ra 1 chương mới trong lịch sử các nước đông nam á tạo cơ hội giao lưu hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế và nhân đạo

hiuhiu mk k biết có đúng không nữa

Phạm Phước
Xem chi tiết
Cục Cứt Xanh
22 tháng 10 2017 lúc 20:05

Vai trò:

- Tạo mối quan hệ bền chặt giữa các nước trong khu vực.

- Giúp VN phát triển về KT, an ninh, giáo dục...

-Đánh đuổi đc TQ, tránh ý đồ nhăm nhe xâm lược quần đảo Hoàng Sa của chúng.

Võ Thu Uyên
19 tháng 1 2018 lúc 21:00

- Là một trong những quốc gia tiên phong, định hướng cho sự phát triển của ASEAN.

- Góp phàn duy trì hòa bình, ổn định khu vực cũng như tăng cường quan hệ với thế giới trên nhiều lĩnh vực

- Là hạt nhân đoàn kết trong ASEAN. Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến mới nhằm khắc phục những yếu kém, trì trệ thúc đẩy khu vực phát triển. Các quyết định của Việt Nam được ASEAN chấp nhận. Tháng 8/2010, Việt Nam đã từng là chủ tịch của tổ chức ASEAN

Quách Phương Anh
Xem chi tiết
Huong San
18 tháng 10 2018 lúc 15:07

Những biến đổi của ĐNÁ sau năm 1945:

- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay các nước ĐNÁ đều giành được độc lập.

-Biến đổi thứ 2 từ khi giành được độc lập dân tộc các nước ĐNÁ đều ra sức xây dựng kinh tế xã hội

-Biến đổi thứ ba: cho đến nay các nước ĐNÁ đều gia nhập ASEAN.

Trong ba biến đổi trên biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng bởi vì:

- Từ thân phận các nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.

- Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của minh ngày càng phồn vinh.

nguyen ha thu
24 tháng 10 2017 lúc 18:27

Những biến đổi của ĐNÁ sau năm 1945:

- Biến đổi thứ nhất: cho đến nay các nước ĐNÁ đều giành được độc lập.

-Biến đổi thứ 2 từ khi giành được độc lập dân tộc các nước ĐNÁ đều ra sức xây dựng kinh tế xã hội

-Biến đổi thứ ba: cho đến nay các nước ĐNÁ đều gia nhập ASEAN.

Trong ba biến đổi trên biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng bởi vì:

- Từ thân phận các nước thuộc địa trở thành những nước độc lập.

- Nhờ có biến đổi đó các nước ĐNÁ mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế của minh ngày càng phồn vinh.

Byeon Xi Nhê
24 tháng 10 2017 lúc 20:09

-trước chiến tranh thế giới thứ 2 hầu hết các nước đna đều là thuộc địa của các nước đế quốc phương tây, nhân dân các nước đna sống cuộc sống khổ cực, lầm than

-từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 phong trào đấu tranh dành độc lập dâng cao và tất cả các nước đna đều dành được nền độc lập

-sau khi dành được độc lập các nước đna bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, kinh tế nhiều nước có sự chuyển biến mạnh mẽ đạt được sự tăng trưởng cao

-8/8/1967 hiệp hội các nước đna được thành lập (ASEAN) ban đầu có 5 thành viên: singgapo, thai lan, philippin, malaixia, indonexia

-sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề campuchia được giải quyết các nước đna chuyển dần sang xu hướng đối thoại và hội nhập. tổ chức ASEAN phát triển thành 10 nước

-các nước ASEAN đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng vá phát triển kinh tế: thái lan, singgapo,malaixia và việt nam điều đó chứng tỏ chỉ sau 1 thời gian ngắn dành độc lập các nước đna đã rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước ngoài khu vực

-theo em, biến đổi quan trọng nhất ở đna là các nước đna đều đánh dk độc lập, đây là biến đổi quan trọng nhất vì

+ từ thân phận các nước phụ thuộc và thuộc địa nhân dân lầm than đã trở thành các nước độc lập có chủ quyền

+ nhờ dành được độc lập các nước dna mới có đk thuận lợi xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội của mình, xây dựng được xã hội phồn vinh và thịnh vượng. cũng từ đó mà các nước đna đã thành lập 1 tổ chức ASEAN với sự tham gia của 10 nước thành viên trong khu vực

Trang Thu
Xem chi tiết
Lê Thị Thu Huyền
1 tháng 11 2017 lúc 21:20

khi việt nam tham gia vào tỏ chức Asean thì:

thời cơ
- nước ta có thể giao lưu văn hóa, khoa học, kỉ thuật, y tế, giáo dục, thể thao với các nước trong khu vực
- giúp đở lẫn nhau trong phát triển kinh tế, an ninh
- thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- tạo công ăn việc làm cho nhân dân
- nâng cao cải thiện đời sống của người dân
- tiếp xúc với khoa học kỹ thuật hiện đại
- thị trường mở rộng
- được bảo vệ trên đấu trường quốc tế
thách thức
- nếu không nắm bắt được các cơ hội thì nước ta sẽ trở nên lạc hậu so với các nước khác ở trong khu vực
- sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế, khoa học, kỉ thuật, hàng hóa của nước ta và các nước trong khu vực
- gặp khó khăn về ngôn ngữ, phong tục, tập quán không giống nhau
- sự hội nhập dể bị "hòa tan" làm cho các phong tục tập quán của nước ta bị phai mờ đi.

Võ Thu Uyên
19 tháng 1 2018 lúc 20:55

Khi ta gia nhập vào tổ chức nỳ, thì ta sẽ đạt được nhiều thời cơ nhưng cũng không vấp phải ít thách thức.

Thời cơ:

- Sẽ có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kĩ thuật với các nước trên thế giới.

- Tạo điều kiện cho Việt Nam hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thị trường Đông Nam Á.

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Mở cơ hội để Việt nam giao lưu học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kĩ thuật để áp dụng vào sản xuất.

Thách thức:

- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực, nhất là về kinh tế.

-Hào nhập nếu không đứng vũng thì dễ bị tụt hậu về kinh tế, "hòa tan" về chính trị, văn hóa, xã hội.

- Có sự chênh lệch về trình độ phát triển của các nước trong khu vực

- Bất đồng ngôn ngữ.

- Sự bất ổn về tình hình chính trị ởi 1 số quốc gia trong khu vực

- Khó khăn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, khi mở cửa hội nhập...