Bài 45. Dây thần kinh tủy

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn thị nhật tâm
Xem chi tiết
fighting
26 tháng 2 2017 lúc 13:39

Có tổng cộng 33 đốt sống trong cột sống, nếu tính luôn 4 đốt sống cụt.

nguyễn thị nhật tâm
Xem chi tiết
Dang Tuong Vy
28 tháng 2 2017 lúc 12:33

theo sinh học 12 thì đốt sống cụt a cơ quan thoái hóa bạn nhé, tức qua quá trình tiến hóa, cơ quan nào không có thực hiện chức năng thì bị thoái hóa

Trần Bình Nhân
Xem chi tiết
Phạm Phương Anh
2 tháng 3 2017 lúc 15:10

Chức năng of rễ tủy là:

- Rễ sau( rễ cảm giác) dẫn truyền xung thần kinh cảm giác đi từ các cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh( rễ hướng tâm)

-Rễ trước( rễ vận động) dẫn truyền xung thần kinh vận động đi từ trung ương thần kinh vận động đến các cơ quan phản ứng( rễ li tâm)

CHÚC PN HK TỐT!!!vui

Thiên Tuyết Linh
2 tháng 3 2017 lúc 15:04

Chức năng của rễ tủy:
- Rễ sau (rễ cảm giác) có chức năng truyền xung thần kinh từ nơi khác về tuỷ.
- Rễ trước (rễ vận động) có chức năng truyền xung thần kinh từ tủy về cơ quan thực hiện "ý đồ" do tủy quyết định.

ngonhuminh
2 tháng 3 2017 lúc 15:42

Điều đặc biệt quan trọng nhất của rễ chưa thấy ai nhắc đến đó là rễ có tác dụng giữ gốc, không có rễ đồng nghĩa với việc mất gốc.

Từ Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 3 2017 lúc 22:09

Câu 4:

Đồng hóa là quá trình biến đổi chất dinh dưỡng do môi trường trong cung cấp thành sản phẩm đặc trưng của tế bào. Đó chính là sự tổng hợp chất của tế bào. Trong quá trình đó, năng lượng được tích lũy dưới dạng các liên kết hóa học của vật chất trong tế bào.
Dị hóa là quá trình phân giải các chất được tích lũy trong tế bào để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào. Sự dị hóa tạo ra các sản phẩm phân hủy và khí C02.
Đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau song gắn bó chặt chẽ với nhau.

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 3 2017 lúc 22:11

Câu 3:

khi không có thức ăn thì môn vị hé mở, nước và các dịch lỏng xuống ruột ngay khi vào dạ dày.Nhưng khi có thức ăn HCl bắt đầu tiết ra sẽ gây phản xạ đóng chặt môn vị.Thức ăn phải được nhào trộn kĩ .thấm đủ dịch vị thì môn vị mới mở kết hợp với từng đợt của dạ dày để chuyển thức ăn cũng từng đợt xuống ruột với lượng nhỏ.Sự đóng mở từng đợt của cơ vòng môn vị tạo điều kiện cho sự tiêu hóa ở ruột được tốt , đủ thời gian và đủ lượng dịch để tiêu hóa hết thức ăn do dạ dày chuyển xuống.

Nguyễn Trần Thành Đạt
3 tháng 3 2017 lúc 22:12

Câu 2:

Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả năng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và khi lao động vệ sinh.

Từ Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Phương Thảo
10 tháng 3 2017 lúc 16:55

- Kích thích rất mạnh lần lượt các chi (bằng dung dịch HCl 3% )

+ Nếu chi đó không co, các chi còn lại co chứng tỏ rễ trước bên đó bị đứt, rễ trước bên còn lại và rễ sau còn.

+ Nếu chi đó co các chi còn lại không co chứng tỏ rễ trước các bên còn lại bị đứt.

+ Nếu không chi nào co cả chứng tỏ rễ sau bên đó bị đứt.

Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
18 tháng 3 2017 lúc 1:00

Câu 1: cấu tạo và chức năng tủy sống.( vị trí, hình dạng màng tủy)

+ Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

· Cấu tạo tủy sống:

- Cấu tạo ngoài:

+ Hình trụ, màu trắng, mềm, nằm trong ống xương sống.

+ Mặt trước và mặt sau tủy sống có rãnh trước và rãnh sau.

+ Tủy sống có hai chỗ phình: phình cổ và phình thắt lưng.

+ Tủy sống phát xuất ra 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây có 2 rễ: rễ trước gồm những sợi thần kinh vận động, rễ sau gồm những sợi thần kinh cảm giác. Hai rễ này chập lại thành dây thần kinh tủy.

- Cấu tạo trong:

+ Chất trắng: Nằm bên ngoài, cấu tạo bởi những bó sợi thần kinh dẫn truyền xung thần kinh.

+ Chất xám: Nằm bên trong, có hình dạng chữ H, cấu tạo bởi thân và tua ngắn của nơron

· Chức năng của tủy sống:

- Trung khu có phản xạ không điều kiện:

+ Chất xám của tủy sống là trung khu của các phản xạ không điều kiện.

- Dẫn truyền:

+ Chất trắng dẫn truyền các luồng thần kinh từ các cơ quan đi về trung khu thần kinh và từ các trung khu thần kinh đi đến các cơ quan.

+ Nối liền các trung khu thần kinh với nhau, nhờ các bó sợi trong chất trắng.

Doraemon
17 tháng 3 2017 lúc 19:56

Có 31 đôi dây thần kinh tủy, mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác được nối với tủy sống qua rễ sau (rễ cảm giác) và nhóm tần kinh vận động nhưng lại được nối với các rễ trước (rễ vận động) Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống. + Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.

+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) không chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.

Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.

Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.

Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.

+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.

Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.

Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên (bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)

Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)

Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng

Từ tủy sống có các dây thần kinh đi ra. Tất cà các dây thần kinh này đều là dây pha. Nửa bên phải tủy sống đóng giữ vai trò sinh dưỡng đối với cơ thề. Nửa bên trái tủy sống đóng giữ vai trò điều khiển cơ vân (trung ương phản xạ không điều kiện

Trần Nguyễn Thái Hà
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
17 tháng 3 2017 lúc 19:54
Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện

- Trả lời với kích thích tương ứng (không diều kiện)

- Mang tính bám sinh

- Bền vững

- Có tính chất di truyền

- Số lượng hạn chế

- Cung phản xạ đơn giản

- Trung khu thần kinh: trụ não, tuỷ sống

- Trả lời với kích thích không tương ứng (có điều kiện)

- Được hình thành trong cuộc sống (do luyộn tập)

- Không bển vững nên dễ bị mất khi khổng được củng cố

- Không di truyền

- Số lượng không hạn định

- Cung phản xạ phức tạp, có đường hên hệ tạm thời

- Trung khu thần kinh: vỏ não

Trần Thanh Nguyên
Xem chi tiết
thuongnguyen
11 tháng 4 2017 lúc 15:27

* Nhan xet

- Khi ech bi kich thich nhe 1 chi ( chang han chi sau ben phai ) bang nong do HCl 0,3% thi chi sau ben phai co

- Kich thich chi do manh hon bang HCl 1 % Thi 2 chi sau co

- Kich thich rat manh chi do bang HCl 3 % thi ca 4 chi deu co

* Chuc nang cua re tuy la

- Re truoc (re van dong ) Dan truyen xung than kinh van dong tu trung uong than kinh den co quan van dong

- Re sau (re cam giac ) Dan truyen xung than kinh cam giac tu co quan thu cam den trung khu than kinh o tuy song

- Day than kinh tuy la day pha dan truyen xung than kinh cam giac va van dong

* Lam thi nghiem nham muc dich biet duoc chuc nang cua cac re tuy va day than kinh tuy

Thùy Ngân
Xem chi tiết
Khánh Hạ
12 tháng 8 2017 lúc 17:48

Sự phối hợp hoạt động của các tế bào a và b của đảo tụy trong tuyến tụy khi lượng đường trong máu giảm hay tăng chính là để giữ cho nồng độ đường trong máu được ổn định.
Khi lượng đường trong máu giảm sau các hoạt động mạnh hoặc đói kéo dài, không chỉ các tế bào a của đảo tụy hoạt động tiết glucagôn mà còn có sự phối hợp hoạt động của cả 2 tuyến trên thận. Tuyến này tiết cooctizôn để góp phần vào sự chuyển hóa lipit và prôtêin làm tăng đường huyết.

Kẻ Phá Rối
Xem chi tiết
Linh subi
30 tháng 4 2017 lúc 12:52

Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha

- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.



thuongnguyen
30 tháng 4 2017 lúc 12:52

Dây thần kinh tủy được gọi là dây pha là vì dây thần kinh tủy vừa có chức năng dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm đến trung ương thần kinh ở tủy sống , vừa có chức năng dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến cơ quan vận động