\(a,n_{kết.tủa}=n_{Ag_2C_2}=\dfrac{24}{240}=0,1\left(mol\right)\\ V_{hh}=\dfrac{11,2}{22,4}=0,5\left(mol\right)\)
PTHH: \(C_2H_2+AgNO_3+NH_3\rightarrow Ag_2C_2\downarrow+2NH_4NO_3\)
0,1<----------------------------0,1
\(m_{bình.Br_2.tăng}=m_{C_2H_2}\\ \rightarrow n_{C_2H_2}=\dfrac{5,6}{28}=0,2\left(mol\right)\\ \rightarrow n_{C_2H_6}=0,5-0,1-0,2=0,2\left(mol\right)\\ \rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%V_{C_2H_2}=\dfrac{0,1}{0,5}.100\%=20\%\\\%V_{C_2H_4}=\dfrac{0,2}{0,5}.100\%=40\%\\\%V_{C_2H_6}=100\%-20\%-40\%=40\%\end{matrix}\right.\)
\(b,m_{hh}=0,1.26+0,2.28+0,2.30=14,2\left(g\right)\\ \rightarrow M_{hh}=\dfrac{14,2}{0,5}=28,4\left(g\text{/}mol\right)\\ \rightarrow d_{hh\text{/}kk}=\dfrac{28,4}{29}=0,98\)
Sos giúp em với ạ =(((
Em xem lại ý nhận biết 3 chất cuối sao đầu CH2 lại là liên kết 3 được nhỉ
Bài 1/ Hỗn hợp khí X gồm 0,15 mol H2 và 0,05 mol vinylaxetilen. Nung X một thời gian với xúc tác Ni thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Nếu cho toàn bộ Y sục từ từ vào dung dịch brom dư thì có m gam brom tham gia phản ứng. Xác định giá trị của m.
Bài 2/ Dẫn 7,84 lít hỗn hợp X gồm 2 anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng và propan qua bình đựng dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng 8,4g. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn X thu được 20,1 lít CO2 (đktc)
a. Viết PTHH
b. Xác định CTPT 2 anken và tính % V mỗi chất trong hỗn hợp X.
Bài 3/ Cho 12,4 gam hỗn hợp X gồm propin và 1 anken A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3/NH3 thu được 14,7 gam kết tủa. Mặt khác , nếu dẫn toàn bộ hỗn hợp X trên qua dung dịch chứa 64gam brom thì vừa đủ làm mất màu dung dịch brom thu sản phẩm no. Xác định CTPT an ken A.
M.N ƠI CỨU MK VỚI, mai kt15' r mà mk giải nó cứ lm s ý. (giải theo kiểu gọi và lập hệ pt ạ) m.n ơi cứu tôi
Bài 1:
Ta có: mX = mH2 + mC4H4 = 2,9 (g) = mY
\(M_Y=14,5.2=29\left(g/mol\right)\)
\(\Rightarrow n_Y=\dfrac{2,9}{29}=0,1\left(mol\right)\)
Mà: nX = 0,05 + 0,15 = 0,2 (mol)
Có: n hh giảm = nH2 (pư) = 0,2 - 0,1 = 0,1 (mol)
\(n_{Br_2\left(pư\right)}=n_{\pi\left(Y\right)}=n_{\pi\left(X\right)}-n_{H_2\left(pư\right)}=0,05.3-0,1=0,05\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Br_2}=0,05.160=8\left(g\right)\)
Bài 2: Bài này số mol CO2 hơi xấu, không biết có nhầm lẫn gì không bạn nhỉ?
Bài 3:
Ta có: \(n_{C_3H_4}=n_{C_3H_3Ag}=\dfrac{14,7}{147}=0,1\left(mol\right)\)
Mà: \(n_{Br_2}=2n_{C_3H_4}+n_A=\dfrac{64}{160}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_A=0,4-0,1.2=0,2\left(mol\right)\)
Có: \(m_{C_3H_4}+m_A=12,4\left(g\right)\Rightarrow m_A=12,4-0,1.40=8,4\left(g\right)\)
\(\Rightarrow M_A=\dfrac{8,4}{0,2}=42\left(g/mol\right)\)
A có CTPT là CnH2n.
⇒ 12n + 2n = 42 ⇒ n = 3
Vậy: A là C3H6.
Dẫn 896 ml hỗn hợp gồm propilen và ankin Y qua bình đựng dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình tăng 1,86 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp trên thu được 2,16 gam nước.
a) Tìm công thức phân tử của Y và phần trăm thể tích mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Xác định công thức cấu tạo và gọi tên thông thường của Y nếu biết dẫn Y qua dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu vàng.
a) Đặt CTHH của Y là \(C_nH_{2n-2}\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{2,16}{18}=0,12\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_H=2n_{H_2O}=0,24\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{CO_2}=n_C=\dfrac{1,86-0,24}{12}=0,135\left(mol\right)\)
Ta có: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{hh}=\dfrac{0,896}{22,4}=0,04\left(mol\right)\\n_Y=n_{CO_2}-n_{H_2O}=0,015\left(mol\right)\end{matrix}\right.\Rightarrow n_{C_3H_6}=0,04-0,015=0,025\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow0,015.\left(14n-2\right)+0,025.42=1,86\\ \Leftrightarrow n=4\)
Vậy Y là C4H6
\(\left\{{}\begin{matrix}\%V_{C_3H_6}=\dfrac{0,025}{0,04}.100\%=62,5\%\\\%V_{C_4H_6}=100\%-62,5\%=37,5\%\end{matrix}\right.\)
b) Vì ankin Y + dd AgNO3/NH3 -> kết tủa vàng
CTCT của Y: \(CH\equiv C-CH_2-CH_3\)
Tên thông thường: etyl axetilen
Bài 1/ Dẫn 15,68 lít hỗn hợp X gồm 2 anken liên tiếp trong dãy đồng đẳng và propan qua bình đựng dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng 16,8g. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn X thu được 40,32 lít CO2 (đktc)
a. Viết PTHH
b. Xác định CTPT 2 anken và tính % V mỗi chất trong hỗn hợp X
Bài 2/ Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ankin A, B thu được 13,44 lít CO2 ( đktc) và 6,48g H2O.
a. Xác định CTPT và viết CTCT của A, B ( biết A, B hơn kém nhau 2 nguyên tử cacbon)
b. Xác định CTCT đúng của A, B. Biết rằng khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 43,2 gam kết tủa.
HELP ME .... thank you
Bài 1:
a, \(C_nH_{2n}+Br_2\rightarrow C_nH_{2n}Br_2\)
\(C_nH_{2n}+\dfrac{3n}{2}O_2\underrightarrow{t^o}nCO_2+nH_2O\)
\(C_3H_8+5O_2\underrightarrow{t^o}3CO_2+4H_2O\)
b, Gọi: \(\left\{{}\begin{matrix}n_{C_nH_{2n}}=x\left(mol\right)\\n_{C_3H_8}=y\left(mol\right)\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow x+y=\dfrac{15,68}{22,4}=0,7\left(1\right)\)
Có: \(n_{CO_2}=n.n_{C_nH_{2n}}+3n_{C_3H_8}=nx+3y=\dfrac{40,32}{22,4}=1,8\left(2\right)\)
Mà: m bình tăng = 16,8 (g) = mCnH2n = 14nx (3)
Từ (1), (2) và (3) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}nx=1,2\\x=0,5\left(mol\right)\\y=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
⇒ n = 1,2:0,5 = 2,4
Mà: 2 anken đồng đẳng kế tiếp.
→ C2H4 và C3H6.
Có: \(\left\{{}\begin{matrix}28n_{C_2H_4}+42n_{C_3H_6}=16,8\\n_{C_2H_4}+n_{C_3H_6}=0,7-0,2\end{matrix}\right.\) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{C_2H_4}=0,3\left(mol\right)\\n_{C_3H_6}=0,2\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
%n cũng là %V ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\%V_{C_2H_4}=\dfrac{0,3}{0,7}.100\%\approx42,86\%\\\%V_{C_3H_6}=\%V_{C_3H_8}=\dfrac{0,2}{0,7}.100\%\approx28,57\%\end{matrix}\right.\)
Bài 2:
a, \(n_{CO_2}=\dfrac{13,44}{22,4}=0,6\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{6,48}{18}=0,36\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_X=0,6-0,35=0,24\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow\overline{C}=\dfrac{0,6}{0,24}=2,5\)
Mà: 2 ankin hơn kém nhau 2 C và số C nhỏ nhất có thể có là 2.
→ C2H2 và C4H6.
CTCT: C2H2: \(CH\equiv CH\)
C4H6: \(CH\equiv C-CH_2-CH_3\) hoặc \(CH_3-C\equiv C-CH_3\)
b, BTNT C, có: \(2n_{C_2H_2}+4n_{C_4H_6}=n_{CO_2}=0,6\left(1\right)\)
BTNT H, có: \(2n_{C_2H_2}+6n_{C_4H_6}=2n_{H_2O}=0,36.2\left(2\right)\)
Từ (1) và (2) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}n_{C_2H_2}=0,18\left(mol\right)\\n_{C_4H_6}=0,06\left(mol\right)\end{matrix}\right.\)
C2H2 luôn pư với AgNO3/NH3.
Ta có: \(n_{Ag_2C_2}=n_{C_2H_2}=0,18\left(mol\right)\Rightarrow m_{Ag_2C_2}=0,18.240=43,2\left(g\right)=m_{\downarrow}\)
→ C4H6 không pư.
Vậy: CTCT đúng của 2 chất là: \(CH\equiv CH\) và \(CH_3-C\equiv C-CH_3\)