nêu mối uan hệ giữa đồng hoá và dị hoá
nêu mối uan hệ giữa đồng hoá và dị hoá
Mối quan hệ
- Đồng hóa và dị hóa đối lập nhau
+ Đồng hóa tổng hợp các chất, dị hóa phân giải các chất
+ Đồng hóa tích lũy năng lượng, dị hóa giải phóng năng lượng
- Đồng hóa và dị hóa thống nhất với nhau
+ ko có đồng hóa thì ko có các chất để dị hóa phân hủy
+ ko có dị hóa thì ko có năng lượng cho đồng hóa tổng hợp các chất
- Nếu thiếu 1 trong 2 quá trình thì sự sống ko tồn tại . Vậy đồng hóa và dị hóa là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất giúp sự tồn tại và phát triển
Sự trao đổi chất không thể tách rời sự trao đổi năng lượng, đó là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau trong hoạt động sống của sinh giới, đảm bảo sự tồn tại và phát triển các cơ thể sống!
+ Đồng hóa, quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong mỗi tế bào chính là quá trình tích lũy năng lượng.
+ Dị hóa, sự phân giải các chất hữu cơ được tổng hợp trong quá trình trên, chính là giải phóng năng lượng dưới dạng năng lượng sinh học ATP - được sử dụng trong các hoạt động sống của cơ thể.
Sự đối lập nhưng thống nhất giữa đồng hóa và dị hóa:
- đồng hóa là quá trình tích lũy năng lượng, dị hóa là giải phóng năng lượng.
- sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu cho quá trình kia.
Cách tính chuyển hóa cơ bản
Mọi người ơi , giúp mik câu này gấp ạ
nêu các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào và mối quan hệ giữa chúng
giúp mik với nha
1. Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường:
- Cơ thể đã lấy từ môi trường ngoài: O2, thức ăn, nước uống, muối khoáng, vitamin
➝ Qua tiêu hóa và hô hấp, đồng thời thải ra môi trường CO2, phân, nước tiểu
2. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong cơ thể:
- Các chất dinh dưỡng và O2 từ máu khuếch tán vào nước mô
- Chất dinh dưỡng + O2 khuếch tán vào tế bào: tế bào oxi hóa các chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng và khí CO2 đồng thời tổng hợp các chất dinh dưỡng thành các chất phức tạp cho cơ thể và giải phóng chất thừa
- Khí CO2 + chất thải sẽ khuếch tán vào nước mô, từ nước mô khuếch tán vào mao mạch máu và mao mạch bạch huyết. Khí CO2 lên phỏi theo máu ra ngoài, các chất thải
3. Mối quan hệ trao đổi chất giữa 2 cấp độ:
- Trao đổi chất giữa 2 cấp độ có mối quan hệ mật thiết với nhau:
+ Nhờ trao đổi chất ở cấp độ cơ thể mà tế bào lấy được O2 và chất dinh dưỡng đồng thời thải ra CO2 và các chất thải
+ Trao đổi chất ở cấp độ tế bào đã cung cấp O2 và chất dinh dưỡng đến tận tế bào đồng thời tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động
+ Nếu trao đổi chất ngừng thì cơ thể sẽ chết
-Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất năng lượng.
- Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
- Lập bảng so sánh đồng hoá dị hoá. Nêu mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá.
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
-Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
MỐI QUAN HỆ:
đồng hóa:biến đổi chất dinh dưỡng cho mt cung cấp sp cho tế bào
dị hóa:phân giải các chất tích lũy trong tế bào
=> 2 quá trình đối lập nhưng gắn bó chặt chẽ
3. Lập bảng so sánh đồng hóa, dị hóa. Nêu mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa.
Đồng hóa | Dị hóa |
- Là quá trình tổng hợp nên những chất đặc trưng cho tế bào và cơ thể |
- Là quá trình phân giải các chất do đồng hóa tạo ra thành những chất đơn giản |
- Sự tích lũy năng lượng trong các liên kết hóa học của những chất tổng hợp được | - Bẻ gãy các liên kết hóa học để giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động tế bào |
*Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa :
- Sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia
- Hai quá trình luôn tồn tại song song và thiếu 1 trong 2 quá trình thì cơ thể chết
1. Vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hoá vật chất và năng lượng.
2. Vì sao nói chuyển hoá vật chất vồ năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
3. Hãy nêu sự khác biệt giữa đồng hoá và tiêu hoá, giữa dị hoá với bài tiết.
4. Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá.
1/Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình tổng hợp các sản phẩm đặc trưng cho tế bào của cơ thể, tiến hành song song với quá trình dị hoá để giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Trao đổi chất và chuyển hoá vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.
2/Mọi hoạt động sống của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hoá. Nếu không có chuyển hoá thì không có hoạt động sống.
4/Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá. Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp trở lại cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất với nhau. Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá.
Tự hỏi tự trả lời à :D ?
- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
- Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh thay đổi như thế nào?
- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
- Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởi gai ốc?
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt.
- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng? - Để chống rét, chúng ta phải làm gì?
- Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?
- Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và trời lạnh đều là 37°C
+ Khi trời lạnh, nhiệt toả ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mạch máu ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt ( phản xạ )
+ Khi trời nóng, cơ tăng toả nhiệt bằng cơ chế phản xạ dãn mao mạch -> tăng lượng máu qua da ( nóng -> đỏ mặt)
Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự toả nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể ( để 1 lít nước bay hơi cần 540 Kcal
câu 1
người ta đo thân nhiệt để biết nhiệt độ trong cơ thể cao hay thấp
Người ta đo thân nhiệt : bằng nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ cơ thể ( xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh)
1.Quan sát sơ đồ hình 31-1, hãy cho biết sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
2.Phân biệt trao đổi chất với sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
3. Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào những hoạt động gì?
4.Lập bảng so sánh đồng hóa và dị hóa?
5.Mối tương quan giữa đồng hóa và dị hóa của những cơ thể khác nhau có như nhau không và phụ thuộc những yếu tố nào?
6.Sự khác biệt giữa đồng hóa với tiêu hóa, giữa dị hóa với bài tiết?.
7.Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không?.
8.Hãy giải thích vì sao nói thực chất quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa vật chất và năng lượng?
9.Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
10.Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hóa và dị hóa?.
11.Tại sao ở các em (tuổi thiếu niên) ăn nhiều và nhanh đói hơn người già?
1/Sự chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào gồm quá trình đồng hóa và dị hóa.
2/Trao đổi chất là mặt biểu hiện bên ngoài của các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng bên trong các tế bào.
3/Năng lượng giải phóng ở tế bào dược sử dụng vào những hoạt động:
+ Co cơ để sinh công.
+ Cung cấp cho quá trình đồng hóa tổng hợp chất mới.
+ Sinh nhiệt bù đắp phần nhiệt của cơ thể bị mất do lửa nhiệt.
4/Bảng so sánh đồng hóa và dị hóa:
* Khác nhau:
Đồng hóa | Dị hóa |
+ Tổng hợp các chất. + Tích lũy năng lượng. |
+ Phân giải các chất, + Giải phóng năng lượng. |
Đồng hóa |
Tiêu hóa |
Tổng hợp từ các chất đơn giản (chất dinh dưỡng của quá trình tiêu hóa) thành chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể. | Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng |
Dị hóa | Bài tiết |
Dị hóa là quá trình phân giải các chất phức tạp (sản phẩm của đồng hóa) thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng dùng cho các hoạt động sống của cơ thể. |
Phải loại các chất cặn bã và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong. |
7/Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng. Vì khi cơ thể nghỉ ngơi vẫn cần năng lượng để duy trì cho mọi hoạt động, duy trì sự sống; năng lượng này cần ít hơn khi cơ thể ở trạng thái hoạt động.
8/Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào làm biến đổi vật chất thành sản phẩm đặc trưng của cơ thể, đồng thời xảy ra sự dị hóa giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống.
Trao đổi chất và chuyển hóa là chuỗi quá trình liên tiếp không gián đoạn.
9/Mọi hoạt động sông của cơ thể đều cần năng lượng, năng lượng được giải phóng từ quá trình chuyển hóa. Nêu không có chuyển hóa thì không có hoạt động sống.
10/Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình trái ngược nhau, nhưng thống nhất với nhau vì nếu không có đồng hóa thì không có nguyên liệu cho dị hóa; ngược lại nếu không có dị hóa thì không có năng lượng cho đồng hóa.
11/Các em tuổi thiếu niên ăn nhiều và nhanh đói hơn người già vì các em có nhu cầu xây dựng cơ thể, nhu cầu năng lượng nhiều hơn nên cường độ trao đổi chất mạnh hơn, đồng hóa, dị hóa cũng nhanh hơn.
1/ quá trình điều hòa sự chuyển hóa năng lượng phụ thuộc vào cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch như thế nào?
Giúp mk nha, mai kiểm tra òi
- điều hòa bằng thần kinh : ở não có các trạng thái điều khiển sự trao đổi: gluxit , lipit , nước , muối khoáng và tăng , giảm nhiệt độ cơ thể
- điều hòa bằng thể dịch : các hooc môn insulin , glucagon tham gia vào sự chuyển hóa
CƠ CHẾ THẦN KINH: Các trung khu điều khiển sự trao đổi chất, điều hòa thân nhiệt nằm ở não bộ. Vì vậy nhiệt độ cơ thể người luôn được ổn định trước sự thay đổi của môi trường nhờ sự điều hòa quá trình chyển hóa bằng cơ chế thần kinh.
CƠ CHẾ THỂ DỊCH: sự chuyển hóa còn được điều hòa bằng cơ chế thể dịch. Các hoocmon sau khi được tiết ra, hòa vào máu đến các tế bào để tham gia điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.
Hãy chứng minh sự tiến hóa của con người so với các động vật khác thuộc lớp thú?
Đặc điểm cấu tạo của đại não người tiến hoá hơn so với động vật thuộc lớp thú được thể hiện ở những điểm sau:
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn)
- Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).
Về xương:
- Hộp so phát triển, lồng ngực nổ rộng sang hai bên, cột sống cong 4 chỗ, xương chậu nở, xương đùi lớn, cơ mông, đùi, bắp chân phát triển. => đứng đi bằng hai chân.
- Tay khớp linh hoạt, ngón cái đối diện bốn ngón kia, cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và cơ vận động ngón cái phát triển. => cầm nắm, lao động dễ dàng
Chất đặc trưng là những chất phức tạp mà cơ thể không hấp thụ được.Ví dụ như lipit, protein, tinh bột,...
-Phân giải chất đặc trưng:
+Tinh bột chuyển hóa thành đường đôi khi tiếp xúc với enzim amilaza trong khoang miệng.
+Lipit chuyển hóa thành các axit béo khi tiếp xúc enzim lipaza trong ruột non
-Nói chung, chuyển hóa là hoạt động phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được :>>
P/s: Mông lung như một trò đùa :v