Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Kiều Anh
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
19 tháng 3 2018 lúc 18:25

Đặc điểm tự nhiên vùng Đông Nam Bộ điều đó ảnh hưởng như thế nào đến sự kinh tế ở Đông Nam Bộ ?

a/ Các thế mạnh về tự nhiên dể phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ:
+ Địa hình:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thỏai
-> Mặt bằng xây dựng tốt, thuận lợi cho giao thông, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển
+ Đất trồng, khí hậu, nguồn nước
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Nguồn sinh thủy tốt .
-> Thích hợp phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả nhiệt đới trên quy mô lớn
+ Khoáng sản, thủy năng:
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ỗ Đồng Nai, Bình Dương
- Tiềm năng thủy điện lớn của hệ thống sông Đồng Nai
-> Có điều kiện phát triển công nghiệp khai thác, lọc hóa dầu, công nghiệp điện lực, công nghiệp vật liệu xây dựng
+ Lâm sản, thủy sản:
- Diện tích rừng tuy không lớn nhưng là nguồn cung cấp nguyên liệu giấy cho Liên hiệp giấy Đồng Nai, gỗ củi cho dân dụng. Rừng ngập mặn ven biển có ý nghĩa lớn về phòng hộ, du lịch
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường Ninh Thuận
- Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau - Kiên Giang
+ Tài nguyên du lịch khá đa dạng:
- Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nước khoáng Bình Châu, các bãi tắm Vũng Tàu, Long Hại (Bà Rịa - Vũng Tàu)
-> Có điều kiện phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển - đảo
b/ Các hạn chế:
+ Mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
+ Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
+ Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải

ylinh2003
Xem chi tiết
shinon asada
8 tháng 5 2018 lúc 22:34

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

- Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:

+ Phía Tây giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

+ Các vùng trên cũng là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

Vĩnh Lý
Xem chi tiết
Như
29 tháng 4 2018 lúc 20:58

III. Đặc điểm dân cư, xã hội
+ Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
+ Thuận lợi:
– Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
– Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
+ Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

tính hình p't kinh tế:

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

KARIN
15 tháng 5 2018 lúc 20:51

Đặc điểm của dân cư xã hội vùng Đông Nam Bộ và tác động của chúng tới phát triển kinh tế xã hội của vùng:
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến càng Nhà Rồng, Địa đạo Cù Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn đê phát triển du lịch.
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:
+ Bờ biển:
- Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
- Có các bãi tắm tốt (Vũng Tàu, Long Hải).
- Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.
-> Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng biển:
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn.
- Gần các tuyến đường biển quốc tế.
- Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm năng dầu khí.
- Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.
-> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịen
• Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển:
giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển - đảo, khai thác khoáng sản biển.

Đỗ Khánh My
Xem chi tiết
Hương Như Giang Quỳnh
7 tháng 5 2018 lúc 21:03

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đặc điểm: Địa hình đồi núi thấp, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam.
+ Thuận lợi: giàu tài nguyên để phát triển kinh tế.
– Đất bazan, đất xám thích hợp phát triển cây công nghiệp.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm (cây trồng phát triển quanh năm).
– Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
– Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
– Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế.
– Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí.
+ Khó khăn: trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

Van Han
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
15 tháng 5 2018 lúc 8:53

* Các ngành kinh tế biển ở nước ta:

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đào

- Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Phát triển du lịch biển

- Giao thông vận tải biển

*Phần liên hệ, cô nghĩ em nên tự nêu ra ý kiến cá nhân của mình nhé.

Chúc em học tốt!

Ngọc Hnue
15 tháng 5 2018 lúc 9:01

3. Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn nhất của nước ta:

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 200 - 300m, thích hợp cho việc trồng và tập trung hóa đất đai cho cây công nghiệp

- Chủ yếu là đất xám và đất đỏ badan trên vùng đồi lượn sóng, thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, nhiều sông lướn (Sông Đồng Nai với phụ lưu là sông Bé, sông La Ngà, sông Vàm Cỏ...) với nguồn nước mặt phong phú, tạo điều kiện cho việc sinh trưởng và phát triển các cây công nghiệp

* Điều kiện kinh tế - xã hội

- Đông Nam Bộ là vùng có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kinh nghiệm sản xuất và tay nghề tương đối cao

- Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước

- Mạng lưới đường xá, thông tin liên lạc, điện, nước thuộc loại tố nhất cả nước về số lượng và chất lượng

- Các cơ sở chế biến, hệ thống thủy lợi (công trình thủy lợi Dầu Tiếng) đảm bảo cho việc trồng và chế biến cây công nghiệp

- Đông Nam Bộ có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Trong vùng có nhiều đô thị lớn, nhất là TP.Hồ Chí Minh - một trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta

- Các điều kiện khác:

+ Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, năng động trong cơ chế thị trường

+ Thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực trồng và chế biến cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ

+ Đây là vùng có truyền thống về cây công nghiệp

Chúc em học tốt!

Ngọc Hnue
15 tháng 5 2018 lúc 9:10

4. Những điều kiện để ĐB SCL có thế mạnh phát triển nông nghiệp:

* Về tự nhiên

- Vùng có diện tích lớn: 40 000 km2

- Đất phù sa màu mỡ đặc biệt là đất phù sa ngọt với 2,6 triệu ha, trong đó có khoảng 1 triệu ha đất tốt nhất phân bố ở ven sông Tiền, sông Hậu

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng TB từ 2200-2700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27oC. Lượng mưa lớn từ 1400 - 1800 mm.

- Hệ thống sông ngòi dày đặc với hàng nghìn cây số kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến cho giao thông trở nên dễ dàng và là cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước ngọt

- Vùng còn có các cửa sông, vùng bãi triều rộng khoảng 48 vạn ha, trong đó gần 30 vạn ha có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ

* Về kinh tế - xã hội

- Dân số đông (d/c), nguồn lao động dồi dào

- Tập quán và truyền thống sản xuất chủ yếu là gieo trồng lúa, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Bản chất người lao động cần cù, thẳng thắn, năng động, nhạy bén với sản xuất hàng hóa

- Có thị trường trong và ngoài nước rộng lớn

- Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước với các chính sách khuyến nông, khuyến ngư...

Chúc em học tốt!

NGUYỄN CAO TÙNG
Xem chi tiết
Lê Lan ANh
Xem chi tiết
Minh Nhân
18 tháng 1 2021 lúc 21:22

 Những điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp hiện nay là :

- Có vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không .

- Có điều kiện tự nhiên thuận lợi ,tài nguyên thiên nhiên phong phú (dầu khí , hải sản .v..v..)

- Có nguồn nông sản phong phú , đầu vào cho ngành công nghiệp chế biến (cao su , cà phê , điều ..)

- Nguồn lao động dồi dào, lành nghề, năng động và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với cả nước và môi trường đầu tư ( trong và ngoài nước) thuận lợi .Cơ sở hạ tầng phát triển, hệ thống ngân hàng, tài chính, thông tin liên lạc tốt.

* Những khó khăn trong sản xuất công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu (máy móc, nhà xưởng, công nghệ , giao thông vận tải )

- Chậm đổi mới công nghệ.

- Môi trường đang bị ô nhiểm

Ngọc Hân
Xem chi tiết
Trịnh Long
22 tháng 1 2021 lúc 17:04

Tham khảo 

undefined

Nguyễn Duy Khang
Xem chi tiết
Phong Thần
31 tháng 1 2021 lúc 15:15

Vị trí địa lý Tây Nam Bộ có một số đặc điểm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của vùng. Vùng đất bằng phẳng, thấp, chỉ cao hơn mực nước biển nên khi nước biển dâng, vùng Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tây Nam Bộ  được coi là một trong ba vùng đồng bằng của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nên Tây Nam Bộ vừa có thế mạnh là phát triển nông nghiệp (lúa, thủy sản, trái cây) do vị trí địa lý đem lại nhưng vừa chịu rủi ro do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tây Nam Bộ cạnh Đông Nam Bộ là vùng phát triển nhất Việt Nam vì thế Tây Nam Bộ vừa được hưởng lợi vừa bị chịu thiệt ở vị trí này.

Sự phát triển và thịnh vượng của một quốc  gia,  vùng,  địa  phương  được  quyết định bởi 3 nhân tố sản xuất chính là vốn, lao động và công nghệ/năng suất. Nhưng vốn, lao động và “công nghệ” chỉ được coi là nguyên nhân “thứ cấp” của tăng trưởng và phát triển kinh tế; đằng sau các nhân tố này là các nguyên nhân “nền tảng” khác như thể chế kinh tế hay vị trí địa lý

Trịnh Long
31 tháng 1 2021 lúc 15:21

Ok 

undefined

Hachiko
2 tháng 2 2021 lúc 9:55

Vị trí địa lý Tây Nam Bộ có một số đặc điểm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của vùng. Vùng đất bằng phẳng, thấp, chỉ cao hơn mực nước biển nên khi nước biển dâng, vùng Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tây Nam Bộ  được coi là một trong ba vùng đồng bằng của thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Nên Tây Nam Bộ vừa có thế mạnh là phát triển nông nghiệp (lúa, thủy sản, trái cây) do vị trí địa lý đem lại nhưng vừa chịu rủi ro do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tây Nam Bộ cạnh Đông Nam Bộ là vùng phát triển nhất Việt Nam vì thế Tây Nam Bộ vừa được hưởng lợi vừa bị chịu thiệt ở vị trí này.

Sự phát triển và thịnh vượng của một quốc  gia,  vùng,  địa  phương  được  quyết định bởi 3 nhân tố sản xuất chính là vốn, lao động và công nghệ/năng suất. Nhưng vốn, lao động và “công nghệ” chỉ được coi là nguyên nhân “thứ cấp” của tăng trưởng và phát triển kinh tế; đằng sau các nhân tố này là các nguyên nhân “nền tảng” khác như thể chế kinh tế hay vị trí địa lý

Liz🐰
Xem chi tiết
Đặng Phan Hương Giang
2 tháng 2 2021 lúc 13:09

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,...

Nguyễn Trọng Chiến
2 tháng 2 2021 lúc 13:14

Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông Nam Bộ:

Đông Nam Bộ có địa hình bán bình nguyên, trung du và đồi núi thấp dưới 1000m, bề mặt thoải. Độ cao giảm dần từ tây bắc xuống đông nam, có độ cao bề mặt dao động từ khoảng 500 - 700m (H.Bù Gia Mập, Bình Phước - phần rìa phía nam cao nguyên Mơ Nông) xuống 1m (H.Bình Chánh, TP.HCM - giáp ranh đồng bằng sông Cửu Long).

Hơn 70% diện tích của vùng có độ cao trên 50m, chủ yếu là các đồi thấp xen bưng bàu trũng, địa hình cao và lượn sóng mạnh ở phía bắc, giảm dần về phía nam

Các ngọn núi cao ở khu vực:-Núi Bà Đen - 986m (Tây Ninh)-Núi Chứa Chan - 838m (Đồng Nai)-Núi Bà Rá - 736m (Bình Phước)-Núi Mây Tào - 716m (Bà Rịa Vũng Tàu)-Núi Dinh - 505m (Bà Rịa Vũng Tàu)-Núi Cậu - 289m (Bình Dương)

Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng ít, cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn hàng bậc nhất cả nước, tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại.

Đất có bảy loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh).

Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội,cát, sét kết và các thành tạo bở rời.