Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vĩnh Lý

Nêu đặc điểm dân cư xã hội và tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?

Như
29 tháng 4 2018 lúc 20:58

III. Đặc điểm dân cư, xã hội
+ Đặc điểm: đông dân, mật độ dân số khá cao, tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
+ Thuận lợi:
– Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
– Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
+ Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

tính hình p't kinh tế:

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển

KARIN
15 tháng 5 2018 lúc 20:51

Đặc điểm của dân cư xã hội vùng Đông Nam Bộ và tác động của chúng tới phát triển kinh tế xã hội của vùng:
Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến càng Nhà Rồng, Địa đạo Cù Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn đê phát triển du lịch.
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển do bờ biển và vùng biển có nhiều tiềm năng:
+ Bờ biển:
- Có nhiều địa điểm thích hợp để xây dựng cảng.
- Có các bãi tắm tốt (Vũng Tàu, Long Hải).
- Có rừng ngập mặn và nhiều cửa sông.
-> Thuận lợi phát triển giao thông đường biển, du lịch, nuôi trồng thủy sản.
+ Vùng biển:
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn.
- Gần các tuyến đường biển quốc tế.
- Thềm lục địa rộng và nông, giàu tiềm năng dầu khí.
- Có Côn Đảo với nhiều cảnh quan du lịch.
-> Có điều kiện phát triển dịch vụ vận tải biển, khai thác thủy sản, khai thác dầu khí, du lịen
• Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển:
giao thông vận tải biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch biển - đảo, khai thác khoáng sản biển.


Các câu hỏi tương tự
Ngọc Hân
Xem chi tiết
Nông Hoàng Đức
Xem chi tiết
Trần tuyết nghi
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền
Xem chi tiết
Tâm Nguyễn
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bùi Thị Phương Anh
Xem chi tiết
♥➴Hận đời FA➴♥
Xem chi tiết
Hann
Xem chi tiết