Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Mộc Trà
Xem chi tiết
Dương Hạ Chi
6 tháng 6 2017 lúc 13:06

a/Chứng tỏ sự hoạt động của Tân kiến tạo còn tiếp tục diễn ra ở nước ta.
b/- Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.
- Xuất hiện các cao nguyên ba dan núi lửa.
- Sụt lún tại các vùng đồng bằng phù sa trẻ.
- Mở rộng Biển Đông.
- Góp phần hình thành các khoáng sản: dầu khí, bôxít, than bùn...

La Thị Thu Phượng
6 tháng 6 2017 lúc 13:35

Câu trả lời:

a) - Những trận động đất khá mạnh xảy ra ở nước ta gần đày ờ Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ hoạt động Tân kiến tạo vẫn tiếp diễn ,vẫn tiếp tục làm thay đổi bề mặt địa hình ở nước ta.

b) - Giai đoạn Tân kiến tạo có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển lãnh thổ nước ta:

+ Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại.

+ Hình thành các cao nguyên badan và đồng bằng phù sa trẻ.

+ Mở rộng biển Đông

+ Hình thành các khoáng sản như dầu khí, bô xít, than bùn, ...

+ Sinh vật tiến hóa mạnh mẽ, đặc biệt là sự xuất hiện của loài người.

T.Thùy Ninh
6 tháng 6 2017 lúc 15:51

aMột số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu chứng tỏ sự hoạt động của Tân kiến tạo còn tiếp tục diễn ra ở nước ta

b, ý nghĩa của giai đoạn tân tiến tạo đối với sự phát triển lãnh thổ của nước ta hiện nay

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.

Nguyễn Châu Anh
Xem chi tiết
Ngọc Hnue
6 tháng 2 2018 lúc 14:57

Các đứt gãy lớn tập trung nhiều nhất ở Tây Bắc với đứt gãy Điện Biên - Lai Châu. Đây được xem là đứt gãy có tốc độ lớn nhất nước ta.

Các đứt gãy thường đi kèm với nguy cơ động đất kèm sóng thần ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

Chúc em học tốt!

tranthiphuongnhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
2 tháng 3 2018 lúc 20:18

trải qua các giai đoạn:

a) Giai đoạn tiền Cambri
– Là giai đoạn đặt nền móng ban đầu, cổ nhất, kéo dài lâu nhất (kéo dài 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 540 triệu năm).
– Chỉ diễn ra trên một bộ phận nhỏ của lãnh thổ nước ta (các đá biến chất có tuổi 2,3 tỉ năm được tìm thấy ở Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
– Các điều kiện địa lí còn rất sơ khai (tảo, động vật thân mềm…).
b) Giai đoạn Cổ kiến tạo
– Có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển lãnh thổ. Phần lớn lãnh thổ được hình thành trong giai đoạn này.
– Diễn ra trong thời gian khá dài (475 triệu năm, bắt đầu cách đây 540 triệu năm kết thúc cách đây 65 triệu năm).
– Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ (chịu tác động của vận động tạo núi Calêđôni, Hecxini, Inđôxini và Kimêri).
– Lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới đã phát triển (san hô, rừng nhiệt đới, cổ sinh vật…).
c) Giai đoạn Tân kiến tạo
– Là giai đoạn cuối, giai đoạn hoàn thiện và đang còn tiếp diễn.
– Diễn ra ngắn nhất (mới cách đây 65 triệu năm).
– Chịu tác động mạnh mẽ của vận động tạo núi Anpi và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu (nâng cao địa hình, hình thành các cao nguyên, bồi đắp các đồng bằng châu thổ).
– Hoàn thiện các điều kiện tự nhiên (hình thành các mỏ khoáng sản, thiên nhiên nhiệt đới phát triển…).
Mối quan hệ giữa lịch sử địa chất với các điều kiện địa lý của nước ta: Lịch sử địa chất tạo cho thiên nhiên nước ta có diện mạo như ngày nay

Thảo Phương
7 tháng 2 2018 lúc 12:22

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÃNH THỔ VIỆT NAM | Tôi yêu Địa Lý !

Bạn tham khảo ở link này nha !! Nó có ghi rõ ràng đầy đủ hết á bạn!!

Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
23 tháng 2 2018 lúc 20:22

bn có thể tìm ảnh đề bài r đăng lên đc k?

Phan Hoàng Linh Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
24 tháng 2 2018 lúc 17:14

K bt đúng hay sai nhưng theo mk thì thế này:

- Do quá trình phát triển tự nhiên ,bao gồm sự vận động của các dãy núi lớn là nguyên nhân đặc biệt quan trọng.GT:Ở giai đoạn Cổ kiến tạo ,loài cây hạt trần là sinh vật phát triển mạnh mẽ;sau đó ở giai đoạn Tân kiến tạo tiếp tục có vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã khiến cho loài cây này bị chết rất nhiều ,chính những cây hạt trần đó bị vùi lấp xuống sâu dưới lòng đất;trải qua một thời gian dài vài triệu năm chúng đã trở thành khoáng sản mà ngày nay chúng ta thường sử dụng.

Trà My
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
24 tháng 2 2018 lúc 16:54

1. Giai đoạn Tiền Cambri
– Cách đây 570 triệu năm
– Đại bộ phận lãnh thổ bị nước biển bao phủ
– Có một số mảng nền cổ
– Sinh vật rất ít và đơn giản
– Điểm nổi bật: Lập nền móng sơ khai của lãnh thổ
2. Giai đoạn Cổ kiến tạo
– Thời gian: Cách đây ít nhất 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm.
Phần đất liền là chủ yếu, vận động tạo núi diễn ra liên tiếp.
– Sinh vật chủ yếu: Bò sát, khủng long và cây hạt trần.
– Cuối Trung Sinh ngoại lực chiếm ưu thế -> địa hình bị san bằng
– Đặc điểm nổi bật: phát triển , mở rộng và ổn định lãnh thổ
3. Giai đoạn Tân kiến tạo
– Cách đây 25 triệu năm
– Vận động tạo núi Himalia diễn ra mãnh liệt.
– Điểm nổi bật: Nâng cao địa hình, hoàn thiện giới sinh vật.

Đỗ Hà Linh
Xem chi tiết
Hà Yến Nhi
26 tháng 2 2018 lúc 20:07

Là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như hiện nay

Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho một số vùng núi(điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn)được nâng lên, địa hình trẻ lại, các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tù được đẩy mạnh; hệ thống sông suối đã bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn, mà điển hình nhất là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ; các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành nhưu dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit….

Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thế hiện rõ nét trong các quá trình tự nhiên như quá trình phong hóa và hình thành đất, trong nguồn nhiệt đới ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú và đa dạng của thổ nhưỡng và giới sinh vật đã tạo nên diện mạo và sắc thái của thiên nhiên nước ta ngày nay.



Tuyết Mai
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
27 tháng 2 2018 lúc 21:14

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
- Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
- Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
- Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

nguyễn thị thảo ngân
27 tháng 2 2018 lúc 21:18

- 3giai đoạn : - Giai đoạn Tiền CamBRi
- Giai đoạn Cổ kiến tạo
- Giai đoạn tân kiến tạo

-theo mik nghĩ thì là giai doan: ân kiến tạo

+ví đành dấu sự hình thành của loài người

Hà Yến Nhi
27 tháng 2 2018 lúc 21:20

Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
– Giai đoạn Tiền Cambri (tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ):

+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 570 triệu năm. Khi đó đại bộ phận lãnh thổ nước ta còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Kon Tum, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt.
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. Bầu khí quyển rất ít ôxi.
– Giai đoạn cổ kiến tạo (phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ):
+ Cách ngày nay ít nhất là 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn (Ca-lê-đô-ni, Hec-xi-ni, In-đô-xi-ni, Ki- mê-ri) làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước. Phần lớn lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ, là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
– Giai đoạn Tân kiến tạo (tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ và còn đang tiếp diễn):
+ Cách ngày nay ít nhất khoảng 25 triệu năm.
+ Nâng cao địa hình; núi, sông trẻ lại.
+ Hình thành các cao nguyên ba dan và các đồng bằng phù sa trẻ; mở rộng Biển Đông, tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và ở đồng bằng châu thổ.
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.

⇒ Là giai đoạn quan trọng nhất vì các ý + ở giai đoạn này mik vừa nêu ở trên đó....Sorry ha....Tại lười cop lại~leu

Tung Quan Nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Diệu
1 tháng 3 2018 lúc 19:53

-Các loại địa hình nước ta:

+/địa hình cacxto

+/địa hình cao nguyên ba dan

+/địa hình đồng bằng phu sa mới

+/địa hình đê sông,đê biển

-nhận xét:địa hình nước ta khá đa dạng ,

địa hình núi ở nước ta có hai hướng chủ yếu là Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. Núi, cao nguyên phân bố chủ yếu ở phía tây của lãnh thổ, đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía đông.

-hiểu biết của em về địa hình cacxto:

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá :
CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2
+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

Hoàng Như Trâm
Xem chi tiết

a) Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm

Bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kì Krêta, cách đây 65 năm.

b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta

-Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.

-Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất.

- Các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc.

- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.

+ Trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.

+ Trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.

- Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.

c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển

- Các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.

- Về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.

Nguyễn Thị Xuân Diệu
7 tháng 3 2018 lúc 22:18

a) Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm

Bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kì Krêta, cách đây 65 năm.

b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta

-Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.

-Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất.

- Các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc.

- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.

+ Trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.

+ Trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.

- Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.

c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển

- Các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.

- Về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.

Hạ vy
10 tháng 3 2019 lúc 19:05

Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Cổ kiến tạo - Đặc điểm
a) Diễn ra trong thời gian khá dài, tới 477 triệu năm
Bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kì Krêta, cách đây 65 năm.
b) Là giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử phát triển tự nhiên nước ta
-Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.
-Đất đá của giai đoạn này rất cổ, có cả các loại trầm tích (trầm tích biển và trầm tích lục địa), macma và biến chất.
- Các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc. Tại một số vùng trũng sụt lún trên đất liền được bồi lấp bởi các trầm tích lục địa vào đại Trung sinh và hình thành nên các mỏ than ở Quảng Ninh, Quảng Nam; các đá cát kết, cuội kết màu đỏ sẫm ở khu vực Đông Bắc.
- Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi.
+ Trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum.
+ Trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.
- Kèm theo các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.
c) Là giai đoạn lớp vỏ cảnh quan địa lí nhiệt đới ở nước ta đã rất phát triển
- Các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.
- Về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.
- Ý nghĩa:
Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta còn được kéo dài đến ngày nay, giai đoạn này tiếp tục hoàn thiện các điều kiện tự nhiên làm cho đất nước ta có diện mạo và đặc điểm tự nhiên như ngày nay.
Ảnh hưởng của hoạt động tân kiến tạo:
+ Một số vùng núi điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại.
+ Hoạt động xâm thực & bồi tụ được đầy mạnh, hệ thống sông suối bồi đắp nên những đồng bằng châu thổ rộng lớn điển hình là Đồng bằng Bắc Bộ & Đồng bằng Nam Bộ
+ Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit...
+ Quá trình hình thành cao nguyên ba dan & các đồng bằng phù sa trẻ.
+ Quá trình mở rộng biển Đông và quá trình thành tạo các bể dầu khí ở thềm lục địa và đồng bằng châu thổ.
Các điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm đã được thể hiện rõ nét trong các qtrình tự nhiên: phong hóa và hình thành đất, nguồn nhiệt ẩm dồi dào của khí hậu, lượng nước phong phú của mạng lưới sông ngòi và nước ngầm, sự phong phú của thổ nhưỡng và giới sinh vật..
Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất. Đây là đỉnh cao của sự tiến hóa sinh học trong lớp vỏ địa lí Trái Đất.