Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Trần Hương Thoan
20 tháng 10 2016 lúc 15:21

Vai trò của rừng:

_ Đối vs môi trường sinh thái _

+ Làm tăng vẻ đẹp cho địa phương.

_Đối vs sinh hoạt, sản xuất_

+ " Nhà máy " sản xuất khí ôxi

+ Ngăn cản được phần ít nhiều mưa, gió lớn, bão lũ

+ Rừng là nơi sản xuất gỗ, các thảo dược quý cho người dân.

.........................

Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Đàm An Diên
20 tháng 10 2016 lúc 18:37

H​ình A, B, C, D, G Là tài nguyên rừng của nước ta rất phong phú về số lượng và chủng​​​​​​​​​​​​​ loại.

Trần Lan Anh
21 tháng 10 2016 lúc 17:07

Câu B là như thế nào zợ bn

 

Ngô Hoàng Tuyết Trinh
21 tháng 10 2016 lúc 20:15

Tài nghuyên rừng phong phú về chủng loại và số lượng: A; b; c d g. Rừng đang bị tàn phá: E K. Khai thác làm MT bị ô nhiễm...biến đổi khí hậu: E H I M. Rừng đang trồng mới: L N

Phạm Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
20 tháng 10 2016 lúc 20:28

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nếu rừng bị tàn phá sẽ dẫn đến các hậu quả như: gây sạt lỡ đất, tạo lũ lụt, tạo khí độc hại trong không khí,... Là một học sinh, em sẽ tuyên truyền cho m.n về tác hại của rừng, và khuyên mọi người trồng rừng.

Học tốt nhé!! ^^

trần vân anh
25 tháng 11 2016 lúc 18:13

Bác Hồ đã có lần nói đất nước ta là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu; ấy thế mà ngày nay, rừng không còn là kho vàng nguyên vẹn nữa, mà đang bị vơi dần, cạn kiệt dần, bởi bàn tay con người tàn phá. Quả là một sự thực rất đau lòng. Thân bài 1.Vai trò của rừng, của cây xanh đối với con người a. Ngay từ khi con người đang ở trong xã hội nguyên thủy, chủ yếu kiếm sống bằng săn bắt hái lượm, thì rừng đã thành môi trường, ngôi nhà, nguồn sống của họ. Rừng cung cấp cho họ thực phẩm hàng ngày. Rừng là nguồn cung cấp củ, quả để con người tồn tại và phát triển, tiến hóa từ nguyên thủy đến văn minh. b. Trong suốt trường kì lịch sử chống ngoại xâm, rừng ngoài việc cung cấp một phần thực phẩm, lương thực, còn cùng con người tham gia đánh giặc. Đúng như Tố Hữu đã viết “Nhớ khi giặc đến giặc lung Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày, Rừng che bộ đội,rừng vây quân thù.” Rừng Tây Nguyên, Tây Bắc đã cùng con người đứng lên để viết nên những chiến công sông Lô, Điện Biên, An Khê, Đồng Tháp oai hùng (oanh liệt). c. Ngày nay, xã hội bước vào thời kỳ hiện đại hóa, chất thải công nghiệp đã làm mất cân bằng sinh thái, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm thủng tầng ô dôn đẩy con người đến thảm họa diệt chủng. Trong bối cảnh đó, rừng đã trở thành vị cứu tinh của con người. Với chức năng hấp thụ khí cacbonic và nhả dưỡng khí oxi, rừng đưa lại sự sống cho con người, làm cân bằng sinh thái, biến trái đất thành ngôi nhà xanh- sạch- đẹp cho con người. Rừng cung cấp cho chúng ta biết bao loại gỗ quý như: đinh, lim, sến, táu và nhiều dược liệu quan trọng để chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ cho con người như: sâm, quế, sa nhân, tam thất Rừng có tác dụng phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, làm cho khí hậu điều hòa, mưa nắng phải thì, hạn chế thiên tai. Chưa kể rừng còn là nơi bảo tồn nguồn gen động vật, thực vật quý hiếm như: tê giác, bò tót, voi, gấu, sao la, hổ, 2.Tình trạng chặt phá rừng Thế mà ngày nay, con người vì nông nổi, vì thiếu văn hóa, vì hám lợi mà đã chặt phá rừng không thương tiếc để lấy gỗ bán, lấy đất làm hàng hóa, trồng ngô, trỉa lúa, nuôi tôm Những kẻ phá rừng ấy được nhân dân đặt cho cái tên: “lâm tặc”, nghĩa là những tên giặc rừng. Vì bọn chúng mà hàng ngày, hàng giờ những cánh rừng Tánh Linh đang hấp hối phải lên tiếng kêu cứu. Vì bọn chúng mà những khu rừng Lạng Sơn, Quảng Nam, rừng quốc gia Cát Tiên đang bị triệt hại một cách dã man. Chúng phá rừng đốt rừng là đốt lá phổi của chúng ta, là giết màu xanh, sự sống thiêng liêng của nước ta. 3.Hậu quả Vì những cánh rừng đang bị thu hẹp lại bởi bàn tay của bọn “lâm tặc” bất nhân mà dẫn đến hậu quả mất cân bằng sinh thái, thiên tai, lụt lội, hạn hán, bão tố xảy ra liên miên và bất thường, trái đất không còn là ngôi nhà bình yên nữa. Hàng năm nhân dân ta phải gánh chịu biết bao tổn thất. Chỉ riêng năm 2008, theo thống kê của Chính phủ: nước ta đã mất hơn 1.300 tỷ đồng và trên bốn trăm (400) người bị chết do thiên tai. Đúng là một con số biết nói làm nhức nhối triệu triệu trái tim của những người lương thiện 4.Trách nhiệm của tuổi trẻ chúng ta Trước thực trạng ấy, chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn ngay bàn tay tàn bạo của bọn lâm tặc. Phải tích cực tham gia trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, cần tuyên truyền cho mọi người, từ trẻ em đến người già hiểu rõ lợi ích của rừng

Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Anh Hào
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 10 2016 lúc 16:13

Vai trò của rừng gồm:

- Điều hòa khí quyển.

- Cải tạo môi trường sống.

- Ngăn chặn dòng chảy của nước để chống xói mòn, sạt lở đất.

- Cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ một số động vật rừng.

- Là địa điểm du lịch đẹp để thu hút khách du lịch.

- Cung cấp lâm sản để phục vụ cho đời sống con người.

- Phòng hộ thiên tai.

Nguyễn Cao Quý
Xem chi tiết
Trần Minh Hưng
2 tháng 11 2016 lúc 19:06

+) Trồng cây xanh ở những khu đất trống có diện tích rộng để gây rừng.

+) Không chặt phá, đốt rừng để lấy lợi cho mình.

+) Tuyên truyền cho mọi người hiểu rừng quan để họ bảo vệ rừng

...

Sống Gần Thần
23 tháng 11 2016 lúc 19:03

Cần tuyên truyền với mọi người.

Khai thác rừng hợp lí.

Đặt biển báo để mọi người biết.

Chăm sọc rừng thường xuyên.

Nâng cao năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.

songuku
28 tháng 11 2016 lúc 5:26

1)trong nhieu cay xanh

2)khong pha trung lam nuong ray

3)khong khai thac rung qua muc

TRINH MINH ANH
17 tháng 11 2016 lúc 20:55

Nguyên nhân của việc phá rừng:

Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ti.
songuku
28 tháng 11 2016 lúc 19:33

+dot trung lam nuong

+chai trung

+khai thac trung lam nha

+lay go mua ban qua thi truong

 

Đặng Thị Cẩm Tú
17 tháng 11 2016 lúc 18:21

oa, lâu r k on, nhớ mk k, 1 năm r đó

Phạm Nguyễn Tất Đạt
Xem chi tiết
TRINH MINH ANH
17 tháng 11 2016 lúc 20:53

*Nguyên nhân của việc phá rừng:

Do nhận thức của con người, khai thác không đúng quy hoạch.Do quy hoạch một số vụ việc, kế hoạch không đúng đối với quá trình điều chế rừng, sắp xếp ngành nghề...Hoạt động quản lý nhà nước về rừng yếu kém.Do tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy của một số cộng đồng thiểu số bà con dân tộc vùng cao.Do quá trình chuyển hóa đất từ sản xuất lâm nghiệp sang sản xuất nông nghiệp.Do xây dựng cơ bản: xây dựng đường giao thông, công trình thủy điện,...Do hoạt động phá rừng của các lâm tặc nhằm để lấy lâm sản.

8.Nhằm lợi ích thu lợi nhuận của các công ti.

*Hậu quả của việc phá rừng:

khi chặt phá rừng sẽ làm cho khả năng lọc sạch không khí bị giảm và gây ra các hiện tượng khói mù dày đặc vd như ở Trung Quốc, các thành phố lớn đã bị khói mù bao phủ dày đặc. Đốt rừng sẽ gây thiệt hại tương tự như phá rừng, đốt rừng làm cho bầu không khí ô nhiễm, khói do cháy rừng sẽ nhanh chóng lan nhanh gây ra hiện tượng mù khô trên khu vực lớn, bị xói mòn,...

Nguyễn Thanh Huyền
24 tháng 11 2016 lúc 17:49

Trái đất ngày xưa phủ kín một màu xanh của cây cối. Hồi đầu thế kỷ này ngay Hà Nội của chúng ta cũng còn nằm sát rừng. Vậy mà bây giờ rừng đã lùi xa khỏi các điểm tập trung dân cư. Chỉ tính riêng ở vùng Hà Nội, trung bình mỗi năm rừng lùi xa khỏi chúng ta khoảng 1 km. Vì sao vậy?

Rừng bị chặt phá trước tiên là để lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng... Những vùng đất bằng phẳng, màu mỡ bị chuyển hoá thành đất nông nghiệp còn có thể trồng trọt được lâu dài. Hiện nay, những vùng như vậy hầu như đã bị khai thác hết. Còn những vùng đất dốc, kém phì nhiêu, sau khi bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp, thường cho năng suất thấp, rất dễ và nhanh bị bạc màu, hoặc đòi hỏi phải có những đầu tư tốn kém cho tưới tiêu và cải tạo đất. Rừng ngập mặn ven biển của Việt Nam đang bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Do nuôi tôm kiểu quảng canh, không đúng kỹ thuật, nên năng suất không cao và mỗi ao cũng chỉ cho thu hoạch được vài năm, sau đó người ta lại đi chặt phá rừng làm ao mới. Rừng Tây Nguyên đang bị người dân di cư tự phát đốt phá nham nhở.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến mất rừng là lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.

Nguyên nhân thứ ba gây mất rừng là do khai thác gỗ. Gỗ cần cho sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

Nguyên nhân thứ tư gây mất rừng là do cháy. Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

Chiến tranh không phải là hiện tượng phổ biến, thường xuyên. Tuy nhiên các cuộc chiến tranh thường có sức tàn phá ghê gớm. Ở VIỆT NAM, TỪ 1945 CHO ÐẾN NAY MẤT khoảng hơn 2 triệu hecta. Nhiều vùng rừng bị chất độc hoá học tàn phá đến nay vẫn chưa mọc lại được.

Nói tóm lại, có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là trái đất mất cỗ máy sản xuất ôxy, động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn... Hy vọng rằng bằng việc áp dụng thành công các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên đất, rừng, tăng cường trồng và bảo vệ rừng, diện tích rừng trên trái đất sẽ không bị giảm có thể tăng lên.

ĐỖ VÂN ANH
Xem chi tiết
Đoàn Minh Khuê
Xem chi tiết
Hiyoko
13 tháng 12 2016 lúc 20:37

- Làm sạch môi trường không khí.
- Phòng hộ (Hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt, cố định cát ven biển …).
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, làm đồ gia dụng …
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng.

 

FC37 ĐẬP TAN SÀN NHẢY
18 tháng 12 2017 lúc 20:51

- Làm sạch không khí.
- Phòng hộ :hạn chế tốc độ dòng chảy, chắn gió, chống xói mòn đất, sạc lở, chống lũ lụt, hạn hán, cố định cát ven biển .
- Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu, sản xuất, phục vụ đời sống con người.
- Phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các động vật quý hiếm.