Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI - XVIII)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phạm Mỹ Linh
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
5 tháng 3 2017 lúc 13:56

Trong khi nông nghiệp ở Đàng ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng trong lại có phần phát triển vì:

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.

Nguyễn Huy Hưng
4 tháng 5 2018 lúc 15:33

Trong khi nông nghiệp ở Đàng ngoài bị ngưng trệ thì ở Đàng trong lại có phần phát triển vì:

+ Ở Đàng Ngoài, chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Kết quả là thiên tai, mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, ruộng đất bị bỏ hoang hoặc bị bọn cường hào chấp chiếm. Chế độ tô thuế binh dịch nặng nệ. Quan lại tham ô hoành hành.

+ Ở Đàng Trong, cư dân thưa thớt, chính quyền một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích dân khai hoang mở ruộng, phát triển sản xuất, điều kiện đất đai thuận lời, tạo điều kiện cho năng xuất lúa cao.

Tick nhaeoeo

khkuaq
Xem chi tiết
Phạm Thị Thu Hà
15 tháng 3 2017 lúc 10:00

Ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ vì:

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

Đỗ Ngọc Bảo Trân
21 tháng 2 2017 lúc 19:52

nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
trong thế kỷ 17 - 18 có những thành thị xuất hiện thì đó là nhờ sự thông thương với bên ngoài, đó là những nơi mà triều đinh ta cho phép các thương nhân nước ngoài được phép buôn bán trao đổi hàng hóa với nước ta, chính vì vậy mà các thành thị đó trở thành đầu mối buôn bán của người Việt với thế giới bên ngoài và người dân đến đó sinh sống ngày càng nhiều hình thành nên các thành thị thương nghiệp sầm uất thời kỳ này.
Tây Sơn là đạo quân tụ hợp của những người nông dân và dân tộc thiểu số, dựng cờ trên lý tưởng của nông dân và chống lại các thế lực phong kiến chúa Trịnh, chúa Nguyễn đang mục nát và bị nhân dân căm ghét nên nó nhanh chóng được sự hưởng ứng của nhân dân, lại có những đường lối rõ ràng cũng như tập hợp , đoàn kết rộng rãi các tàng lớp nhân dân nên hình thành một sức mạnh khổng lồ cho khởi nghĩa Tây Sơn và lật đổ được các thế lực phong kiến đương thời.

Trần Hương Thoan
23 tháng 2 2017 lúc 15:45

Nông nghiệp ở Đàng Ngoài bị ngưng trệ:

Khi chưa diễn ra chiến tranh Nam-Bắc Triều, thời Mạc Đăng Doanh được mùa, nhân dân no đủ. Nhưng vì các cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến khiến cho sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng. Và chính quyền Lê-Trịnh ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công trong làng, xã bị cường hào đem cầm bán. Trong xã, thôn, bọn sâu mọt bán ngôi thứ, thác cớ chi tiêu việc kiện, đem cầm đợ ruộng công, chi tiêu ba bốn phần thì vào túi riêng 6 đến 7 phần.

Nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì:

Sự khai hoang và điều kiện thuận lợi nên nông nghiệp Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Năng suất lúa cao. Có nhiều làng nghề thủ công, chợ, phố xá, đô thị: Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (TP. HCM).

khkuaq
Xem chi tiết
Đăng chu quang
21 tháng 2 2017 lúc 21:25
-Nguyên nhân phát triển: + Do chính sách mở cửa củachính quyền Trịnh, Nguyễn. + Do phát kiến địa lý tạo điều kiện giao lưu Đông-Tây thuận lợi. Chứng tỏ rằng: Sự phát triển của các ngành thủ công đã tạo ra số lượng sản phẩm lớn, phong phú, đa dạng. Chúc bạn học tốt!!!hihihihihihi
༺Kyubi ༒ Kami༻
10 tháng 5 2018 lúc 17:10

Bài 22 : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII)

CALER
Xem chi tiết
Ken Tom Trần
21 tháng 2 2017 lúc 21:27

Câu1:Hướng thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các thế kỉ 16-18 như sau:

Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bánra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.

Đăng chu quang
21 tháng 2 2017 lúc 21:30

1.Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như làm gốm sứ, dệt vải lụa, làm giấy, làm đồ trang sức, rèn sắt, đúc đồng... ngày càng phát triển và đạt trình độ cao.

Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện như nghề khắc in bản gỗ, nghề làm đường trắng, nghề làm đông hồ, làm tranh sơn mài.

Số làng nghề như dệt lụa, lĩnh các loại, làm giấy, làm gốm sứ, nhuộm vải, đúc đồng v.v... tăng lên ngày càng nhiều.

Ở các làng này, cư dân vẫn làm ruộng, tuy nhiên, một số thợ giỏi đã họp nhau rời làng ra các đô thị, lập phường vừa sản xuất vừa bán hàng.

Ngành khai mỏ trở thành một ngành kinh tế phát triển ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Ở Đàng Ngoài, một số người Hoa đã sang xin thầu khai thác một số mỏ, sử dụng nhân công người Hoa. Nhân đó, một số nhà giàu người Việt cũng xin thầu. Lượng kim loại được bán

ra thị trường hoặc phục vụ nhà nước ngày càng lớn.



Huỳnh Dương Ái Thư
17 tháng 3 2017 lúc 19:50

2 Chứng tỏ :

+ Buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ, chợ làng, đô thị thương nghiệp phát triển và phồn thịnh

+ sự phát triển của các ngành thủ công đã tạo ra số lượng sản phẩm lớn, phong phú, đa dạng

Đặng Quán Nghi
Xem chi tiết
Hoàng Trần Thu Thảo
22 tháng 2 2017 lúc 17:05

mk nghĩ phải là cuộc chiến tranh chứ sao lại là cuộc k/c?

nếu là cuộc chiến tranh thì trả lời đc câu 2:

T/c: chiến tranh phi nghĩa, vì quyền lợi của các tập đoàn phong kiến

trương thị ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Phương
22 tháng 2 2017 lúc 19:17

Trong thế kỉ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị. Cần nêu được những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp (các nghề và làng nghề nổi tiếng), thương mại (nội thương và ngoại thương). Chính những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp, nhất là thương nghiệp (buôn bán trong nước và với nước ngoài) đã làm xuất hiện một số thành thị.

Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 19:19

- Trong thế kỷ XVII, ở nước ta xuất hiện một số thành thị bở vì : do sự phát triển công thương nghiệp đã tạo điều kiện hình thành nhiều đô thị mới như Hội An, Thanh Hà, Gia Định, Kinh kỳ (Thăng Long) ngày càng phồn vinh.

Thiện Mỹ
Xem chi tiết
Nam Nam
22 tháng 2 2017 lúc 19:44

-đầu thế kỉ XVI,vua quan không lo việc nước chỉ ăn chơi sa đọa

-triều đình rối loạn,chia bè kéo cánh,tranh giành quyền lực lẫn nhau

Trần Hương Thoan
22 tháng 2 2017 lúc 20:01

Tóm tắt quá trình suy yếu của nhà nước Lê Sơ đầu thế kỉ XVI

a, Triều đình nhà Lê Sơ:

+ Vua quan ăn chơi xa xỉ, tranh giành quyền lực, giết hại công thần, tôn thất.

+ Tất cả chúng chỉ vì lợi ích riêng (ai cũng muốn làm vua mà ngai vàng chỉ có một)

+ VUa không quan tâm đến đời sống nhân dân, cho việc ăn chơi lên hàng đầu, đặt lợi ích dân, quốc gia xuống cuối.

=> Triều đình đổ vỡ, tan nát, gây mâu thuẫn, bất hòa nội bộ.

b, Nhân dân:

+ Bức xúc, nổi dậy đấu tranh.

+ Hoàn cảnh người dân không còn no ấm như trước.

+ Dựng nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại các thế lực nhưng thất bại nhưng thiếu sự đoàn kết (tranh giành quyền lợi)

==>> Nhà nước Lê Sơ gần như sụp đổ, náo loạn, gây mất trật tự, không hòa đồng, ảnh hưởng lớn đến người dân.

Bình Trần Thị
22 tháng 2 2017 lúc 20:24

-Thịnh đạt thời Lê Thánh Tông.

-Lê Uy Mục và Lê Tương Dực ăn chơi trụy lạc, tướng Trịnh Duy sản gây phe phái , đánh nhau liên miên.

-Các phe phái đánh nhau giành quyền lực.

-Cuối thế kỷ XVI , nhà Lê suy yếu.

Lý Thị Hồng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Công Phúc
6 tháng 3 2017 lúc 19:49

Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam- Bắc triều: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ năm 1545 đến năm 1592) với gần Bốn Mươi trận chiến lớn nhỏ đã tàn phá đất nước hết sức nặng nề. Nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.

Chiến tranh Trịnh – Nguyễn dẫn đến hậu quả: đất nước bị chia cắt làm 2 miền kéo dài đến cuối TK XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.

Thảo Phương
24 tháng 2 2017 lúc 12:44

Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.

\(\rightarrow\)Gia Long, vị vua sáng lập triều Nguyễn.

chúc bạn học tốt

Lan Nguyễn
24 tháng 2 2017 lúc 12:39

nguyễn ánh ai nhanh mk tick nhéBài 22 : Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI-XVIII)

Bình Trần Thị
24 tháng 2 2017 lúc 18:20

Nguyễn Ánh

Nhok Bưởng Bỉnh
Xem chi tiết
Kaori Miyazono
22 tháng 2 2018 lúc 12:41
Các thế lực tranh chấp Thời gian chiến tranh Khu vực diễn ra chiến tranh Kết quả
Nam - Bắc triều Năm 1533 Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả Làm cho làng mặc điêu tàn, kinh tế suy sụp
Trịnh - Nguyễn Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triểu của đất nước

P/s: Không biết đúng không nữa -.-

Lê Thị Thanh Hoa
23 tháng 2 2018 lúc 19:32
Các thế lực tranh chấp Thời gian chiến tranh Khu vực diễn ra chiến tranh Kết quả
Nam - Bắc triều Năm 1533 Phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng, sông Mã đến sông Cả Làm cho làng mạc điêu tàn, kinh tế suy sụp
Trịnh - Nguyễn Đầu thế kỉ XVII (Từ năm 1627 đến năm 1672) Quảng Bình, Hà Tĩnh ( ngày nay ) Đất nước bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII -> gây đau thương và tổn hại cho sự phát triển của đất nước