Cho mình hỏi sao lực mst tỉ lệ với trọng lượng của vật lại là sai ạ?
Cho mình hỏi sao lực mst tỉ lệ với trọng lượng của vật lại là sai ạ?
Một vật có khối lượng m= 0.5kg chuyển động từ trạng thái nghỉ trên mặt phẳng ngang dưới tác dụng của lực kéo F= 20 N có phương ngang, hệ số ma sát lăn là 0,4 ; g= 10m/s2
a, Tìm a của vật
b, Tìm v, S vật đi được sau t= 20s
c, Sau thời gian trên lực F dừng tác dụng, hãy tìm S,t vật tiếp tục đi đc đến khi dừng lại.
Câu a,b ko giải cx đc. Chỉ cần câu c thôi nha!
Một bản gỗ phẳng A có khối lượng 5 kg bị ép giữa hai mặt phẳng thẳng đứng song song. Lực ép vuông góc với mỗi mặt của bản gỗ bằng 150N. Hệ số ma sát tại mặt tiếp xúc là 0,2. Lấy gia tốc trọng trường là g= 9,8 m/s2. Hãy xác định lực kéo nhỏ nhất cần để dịch chuyển bản gỗ A khi nâng nó lên.
A. 109N B. 95N C. 200N D.150N
để F nâng nó lên (a\(\ge\)0)
F-2Fms-P\(\ge0\) (hai tấm gỗ nên hai lực ma sát)
\(\Rightarrow F\ge\)109N
\(\Rightarrow F_{min}=109N\)
Một chiếc tủ có P = 1000N đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa tủ và sàn : 0.6 . Hệ số mst là 0.5. Muốn dịch chuyển tủ trên sàn thì phải tác dụng lên tủ một lực theo phương ngang có độ lớn :
A. F > 500N B. F = 600N C. F = 500N D. F > 600N
Giải chi tiết
Một người có trọng lượng 150N tác dụng 1 lực 30N song song với MPN, đã đẩy một vật có trọng lượng 90N trượt lên MPN với v ko đổi . Lực ma sát tác dụng lên vật có độ lớn là bao nhiêu ?
có 5 tấm tôn xếp chồng lên nhau. Trọng lượng mỗi tấm là 150N và hệ số ma sát giữa chúng là 0.2 . Cần có một lực bao nhiêu để
Kéo 2 tấm trên cùng
Kéo tấm thứ 3
để kéo hai tấm trên cùng
các lực tác dụng lên hai tấm tôn trên cùng
\(\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}=m.\overrightarrow{a}\)
chiếu lên chiều dương cùng chiều chuyển động
F-\(\mu.N_{12}=m.a\)
để kéo tấm ván a\(\ge\)0
\(\Rightarrow F\ge\mu.N_{12}+m_{12}\)=10060N
Một vật trượt từ đỉnh một cái dốc phẳng dài 55m, chiều cao 33m xuống không vận tốc đầu, hệ số ma sát 0,2. Hãy tính thời gian trượt hết chiều dài của dốc và vận tốc của người đó ở cuối chân dốc.
Một vật khối lượn 8 kg trượt trên mặt phẳng ngang tác dụng 1 lực F=45N có phương hợp phương nằm ngang góc 30 độ. Hệ số ma sát giữa sàn và vật là μ=\(\dfrac{1}{\sqrt{3}}\)
.Lấy g= 10
a. Tính quãng đường vật đi được sau 4s kể từ lúc bắt đầu chuyển động
b.Sau đó,ng ta thay đổi độ lớn của lực kéo dể vật chuyển đông thẳng đều trg 4s tiếp theo. Tính độ lớn của lực kéo khi đó
c. tiếp theo ng ta thay đổi lục kéo. Hỏi vật chuyển đọng bao lâu thì dừng lại
Vẽ hình và chọn trục Oxy
Theo định luật II Niuton: \(\overrightarrow{N}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}=\overrightarrow{0}\)
Ox: F.cos30-Fms=max=ma
Oy: N=P-F.sin30
=> a=\(\dfrac{F.cós30-\left(P-Fsin30\right)\mu}{m}\)\(\simeq0,72\)(m/s2)
Quãng đường vật đi trong 4s: S=\(\dfrac{1}{2}at^2\)=5,76m
b. Vật chuyển động thẳng đều => a=0
Ox: Fms=F.cos30
Oy: N=P-F.sin30
=> (P-F.sin30)\(\mu\)=F.cos30
=> F=40N
c.Mình không hiểu đề ??
Vật được thả trượt từ đỉnh mặt phẳng nghiêng nhẵn dài 10m,góc nghiêng 30 độ
a)tính vận tốc đạt được ở chân mặt phẳng nghiêng
b)sau khi xuống hết mặt phẳng nghiêng,vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang có hệ số ma sát là 0,1, tính thời gian vật chuyển động trên mặt phẳng ngang ? Cho g=10m/s ^2
a.Chọn gốc thế năng tại mặt đất
Vì vật không chịu tác dụng của lực không thế nên ta có, cơ năng được bảo toàn.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: W1=W2
\(\Leftrightarrow\) mgh+0=\(\dfrac{1}{2}mv^2\)+0
\(\Leftrightarrow\)10.10.sin30=\(\dfrac{1}{2}v^2\)
\(\Rightarrow\)v=10(m/s)
b. Chọn trục Oxy, vói Ox theo chiều chuyển động của vật, Oy hướng xuống.
- Ox: Fms=F
\(\Leftrightarrow\)N.\(\mu\)=m.a
\(\Leftrightarrow g.\mu=a\)
\(\Rightarrow a=1\)(m/s2)
Lại có: t=\(\dfrac{v^2-v_0^2}{a}\)=10s
( Nếu có sai cậu nói mình nhé?)
Cách khác cho câu a:
Vẽ hình và chọn trục Oxy
Theo định luật II Niuton: \(\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}=\overrightarrow{0}\)
Ox: P.sin30=max=ma
=> a=g.sin30=5 m/s2
=> v=\(\sqrt{2as}=10\) m/s
một ô tô có m=3600kg,bắt đầu chuyển động trên đường nằm ngang vs lực kéo F. sau 20s vận tốc của xe là 12m/s . Biết lực ma sát vs mặt đường = 0.25Fk
g=10/s2 tính độ lớn lực ma sát và lực kéo
Lực tác dụng lên vật: \(\vec{F};\vec{F_{ms}};\vec{P}\)
Áp dụng định luật 2 Niu tơn ta có: \(m.\vec{a}=\vec{F}+\vec{F_{ms}}+\vec{P}\)
Chiếu lên phương chuyển động ta được:
\(m.a=F-F_{ms}\)
Mà \(F_{ms}=0,25F\)
Suy ra: \(ma=F-0,25F=0,75F\) (*)
Gia tốc của xe: \(a=\dfrac{\Delta v}{\Delta t}=\dfrac{12}{20}=0,6(m/s^2)\)
Thay vào (*) ta được: \(F=\dfrac{ma}{0,75}=\dfrac{3600.0,6}{0,75}=2880(N)\)
Độ lớn lực ma sát: \(F_{ms}=0,25.2880=720(N)\)