Bài 1: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mint Taylor
Xem chi tiết
Đạt Trần
6 tháng 8 2017 lúc 16:57

Mink nghĩ là nên chia ra các bộ nha

Hỏi đáp Sinh học

Giang
6 tháng 8 2017 lúc 15:22

Trả lời:

Đa số thực vật ở cạn nên có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống ở cạn (một số thực vật thuỷ sinh sống ở nước có một số đặc điểm thích nghi với môi trường nước là hiện tượng thứ sinh):

- Lớp cutin phủ bên ngoài lá có tác dụng chống mất nước, nhưng biểu bì lá có chứa khí khổng để trao đổi khí và thoát hơi nước.
- Phát triển hệ mạch dẫn để dẫn truyền nước, chất vô cơ và chất hữu cơ.
- Thụ phấn nhờ gió, nước và côn trùng. Thụ tinh kép tạo hợp tử và tạo nội nhũ để nuôi phôi phát triển.
- Sự tạo thành hạt và quả để bảo vệ, nuôi phôi, phát tán và duy trì sự tiếp nối thế hệ.

Chúc bạn học tốt!!!

Quỳnh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Anh
21 tháng 8 2017 lúc 8:49

- Các tổ chức sống cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên các tổ chức sống cấp trên.

- Các tổ chức sống cao hơn được thừa hưởng các đặc điểm cơ bản của các tổ chức sống cấu thành nó, đồng thời có các đặc tính nổi trội.

- Ví dụ: Cơ thể được cấu tạo từ các tế bào. Quần thể là tập hợp nhiều cá thể cùng loài sống chung với nhau và có khả năng sinh sản. Quần xã gồm nhiều quần thể khác loài sống chung với nhau ...

Nguyễn Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hùng
21 tháng 8 2017 lúc 21:20

Bạn tham khảo:

+ Cấp tế bào: cấp tế bào là đơn vị tố chức cơ bản của sự sống. Mọi chức năng sống đều diễn ra trong tế bào, dù là tế bào nhân sơ, tế bào nhân chuẩn, đơn bào hay đa bào.

+ Cấp cơ thể: cơ thể là đơn vị tổ chức tồn tại độc lập, gồm nhiều hệ cơ quan phối hợp hoạt động trong một cơ thể thống nhất và thích nghi với môi trường.

+ Cấp quần thể : gồm nhiều cơ thể cùng loài, sống trong một vùng địa lí nhất định, có sự phân hóa đực, cái. Quần thể là đơn vị sinh sản và tiến hóa.


+ Cấp quần xã: là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định . Các sinh vật trongquần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất

+ Cấp hệ sinh thái: bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lần nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Chúc bạn học tốt :))

Nguyễn Quang Anh
21 tháng 8 2017 lúc 22:31

Vì chúng có khả năng tồn tại độc lập trong tự nhiên và thể hiện được đầy đủ các thuộc tính cơ bản của sự sống như: trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng - phát triển, sinh sản ...

Anh Bên
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
25 tháng 8 2017 lúc 21:58

Các cấp độ tổ chức sống

Bào quan (ti thể, lục lạp) - tế bào (thực vật, động vật) - mô (mô phân sinh) - cơ quan (não, tim ...) - hệ cơ quan (hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa ...) - cơ thể (động vật, thực vật) - quần thể (đàn hươu, đàn trâu rừng ...) - quần xã (rừng ngập mặn, rừng mưa nhiệt đới ...) - hệ sinh thái (ao hồ, đồng ruộng ...)

Nhã Yến
25 tháng 8 2017 lúc 21:27

*Những cấp độ tổ chức sống :

Tế bào ->> cơ thể -> quần thể ->> quần xã ->hệ sinh thái->> sinh quyển

*Chúc bn học tốt,mong là đúng !

Nguyễn Bảo Trung
25 tháng 8 2017 lúc 21:56

Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển.

Minh Anh
Xem chi tiết
Ái Nữ
27 tháng 8 2017 lúc 21:53

Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc rất chặt chẽ, trong đó tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Ở mọi cấp tổ chức của thế giới sống, cấu trúc và chức năng luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Các cấp tổ chức của thế giới sống đều là những hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh và không ngừng tiến hóa.
Các cấp tổ chức sống cơ bản của thế giới sống: tế bào -» cơ thể —> quần thể -» quần xã -> hệ sinh thái -> sinh quyển

Phạm Mai Linh
Xem chi tiết
Pham Thi Linh
4 tháng 9 2017 lúc 16:02

ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của cơ thể:

- Khi lượng đường trong máu quá cao, cao hơn mức cho phép \(\rightarrow\) tụy tiết hoocmon insulin phân giải glucose (Đường) thành glicogen tích lũy trong gan và cơ \(\rightarrow\) lượng đường trong máu giảm.

- Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức cho phép \(\rightarrow\) tụy tiết glucogon có tác dụng biến glicogen tích lũy trong gan và cơ \(\rightarrow\) glucose

\(\rightarrow\) lượng đường trong máu được duy trì ở mức ổn định

Ngô Thanh Sang
31 tháng 8 2017 lúc 20:51

Xin đính chín lần cuối ( tham khảo nha )

Mọi cấp tổ chức sống đều có các cơ chế tự điều chỉnh nhằm đảm bảo điều hòa, duy trì sự cân bằng động trong hệ thống, để tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển.
Ví dụ 1: Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều hoocmôn tirôxin làm tăng cường chuyển hóa năng lượng, nhiệt độ cơ thể tăng, ngược lại tuyến giáp hoạt động kém, lượng hoocmôn tiết ra không đủ điều hòa thì chuyển hóa giảm, trẻ chậm lớn, trí não kém phát triển. Ví dụ 2: Nồng độ các chất trong cơ thể người luôn luôn được duy trì ở mức độ nhất định, khi xảy ra mất cân bằng sẽ có các cơ chế điều hòa để đưa về trạng thái bình thường. Nếu cơ thể không còn khả năng tự điều hòa sẽ phát sinh vật tật.

Xem thêm tại: here

Dinh Van Chau
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
1 tháng 9 2017 lúc 20:12

* Một số lý do:

- Cấu trúc:

+ Cơ thể thực chất là 1 khối chất nguyên sinh đa nhân gọi là Plasmodium. Plasmodium chuyển động như 1 amip khổng lồ, thâu tóm và nuốt chửng các vụn hữu cơ, tb vi khuẩn trên đường đi
+ Cơ thể Plasmodium có 1 loại prôtêin giống prôtêin của cơ, tạo nên các vi sợi, giúp Plasmodium di chuyển
+ Dòng tb chất giúp ôxi và chất dinh dưỡng phân bố đều
+ Plasmodium sinh trưởng khi có đủ thức ăn và độ ẩm, khi nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, Plasmodium tách thành nhiều nhóm chất nguyên sinh

- Sinh sản:

+ Hình thành bào tử, phát triển trong túi bào tử có cuống
+ Nhân bào tử giảm phân hình thành amip nhân đơn bội
+ Điều kiện sống thích hợp, bào tử nảy mầm
+ Các bào tử nảy mầm hợp nhất với nhau, phát triển thành Plasmodium

=> Nấm nhầy chỉ giống nấm ở phương thức sinh sản bằng bào tử, còn cấu tạo cơ thể, hình thức dinh dưỡng thì khác với nấm mà lại giống nguyên sinh vật. Tóm lại, ko thể xếp nấm nhầy vào giới nấm, có thể xếp vào giới nguyên sinh (tùy trường hợp).

Cầm Đức Anh
1 tháng 9 2017 lúc 20:20

Động vật nguyên sinh là những sinh vật đơn bào. Động vật nguyên sinh có khả năng chuyển động và dị dưỡng. Chúng có phân bố ở khắp nơi: đất, nước ngọt, nước mặn, trong cơ thể sinh vật khác.

còn động vật thì ko thể di dưong mà chúng chỉ có thể tự dương thoi với cả động vật ko thể sống trong cơ thể sinh vật khác và ko phải loại động vật nào cũng sống đc ở tất cả các loại môi trường đó như động vật nguyên sinh

ko chắc có đúng hay ko đâu nhé

Cầm Đức Anh
1 tháng 9 2017 lúc 20:22

à quên nữa động vật thì làm gì có cơ thể đơn bào như động vật nguyên sinh đâu nên làm sao mà cho động vật nguyên sinh vào nhóm động vật đclimdim

Nguyễn Lê Anh Thư
Xem chi tiết
nguyển văn hải
5 tháng 9 2017 lúc 15:28

cái này hỏi các nhà khoa học

mình thì ko ......

Thịnh Ngô Khang
5 tháng 9 2017 lúc 15:30

cho mình hỏi cây rêu sống ở đâungaingung

nhi nguyễn
Xem chi tiết
nhi nguyễn
17 tháng 9 2017 lúc 21:51

giúp mk với đi mọi người

khocroi

Nguyễn Lê Anh Thư
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
15 tháng 9 2017 lúc 19:43

vì có các lí do sau:
- mọi cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào
- tế bào có đủ các dấu hiệu đặc trựng của sự sống
- sự sống chỉ biểu hiện bắt đầu từ cấp tế bào
- tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong các cấp tổ chức của cơ thể sống
- tế bào và tế bào, ko còn cái gì cơ bản hơn tế bào trong một cơ thể sống