Về thăm mẹ

Chuẩn bị 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Tác giả Đinh Nam Khương

-  Đinh Nam Khương sinh năm 1949, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Ông là phó chủ tịch Hội Đông y Mỹ Đức, Hà Nội, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Hà Nội.

- Giải thưởng:

+ Giải A cuộc thi thơ 1981-1982 - Báo Văn nghệ

+ Tặng thưởng bài thơ hay nhất 1992 - Báo Văn nghệ Quân đội

+ Tặng thưởng chùm thơ hay nhất 2001 - Báo Văn nghệ

+ Giải B cuộc thi thơ Lục bát 2002-2003

- Các tác phẩm tiêu biểu: Về thăm mẹ, Lã Vọng, Nhớ Trường Sơn, Nhớ trăng, Cỏ may,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 39)

Hướng dẫn giải

Chắc chắn em sẽ có cảm giác vui mừng, phấn khởi, hân hoan vì được gặp lại người mà mình yêu quý.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Đọc hiểu 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

- Theo em, nhân vật trong bức tranh là người con

- Tâm trạng của người đó nặng trĩu, buồn bã được thể hiện trong những từ ngữ ở bài thơ như “nghẹn ngào, rưng rưng”

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát.

- Trong bài thơ tác giả gieo vần như sau:

+ Chữ thứ 6 của câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8

+ Chữ thứ 8 của câu 8 vần với chữ thứ 6 câu 6

- Nhịp thơ 4/2 và 4/4

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu 3 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 40)

Hướng dẫn giải

Thể hiện cảm xúc nghẹn ngào không nói thành lời của tác giả.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Bài thơ là lời của người con

- Thể hiện cảm xúc về người mẹ của mình

- Cảm xúc trân trọng, biết ơn, thương yêu da diết.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

- Cảnh vật trong ngôi nhà của mẹ hiện lên với: Bếp chưa lên khói, mưa rơi, chiếc nón mê cũ và rách, áo tơi, đàn gà con,...

- Những hình ảnh đó giúp thể hiện tác giả thương xót, lo lắng trước cuộc sống đơn sơ, mộc mạc, quá đỗi giản dị của người mẹ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Khổ 2 tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ “nón mê” “áo tơi” cho hình ảnh người mẹ lam lũ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Điều làm người con càng thương mẹ nhiều đó là khi tận mắt chứng kiến cuộc sống mộc mạc đơn sơ, những vất vả, cực nhọc và hơn cả là tình cảm của mẹ đối với mình.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 41)

Hướng dẫn giải

Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “tơi- buổi- bừa”; câu bát là B – T – B – B “còn- củn- hờ- rơm".

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)