Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương

Sau khi đọc 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Sau khi đọc 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Yếu tố tự sự dùng để trình bày về sự hình thành, phát triển và biến đổi mục tiêu của Pa-ra-lim-pích.

Đồng thời, nó là một yếu tố quan trọng được sử dụng để kể về cuộc đời, sự nghiệp của các vận động viên tham gia Pa-ra-lim-pích. Yếu tố này đã góp phần làm sáng tỏ nội dung của văn bản mà tác giả gửi gắm. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

- Quan điểm của tác giả: Các vận động viên cựu chiến binh khuyết tật là điển hình cho các cuộc chiến tranh nhưng đồng thời họ là cội nguồn cho sự ra đời của phong trào thể thao người khuyết tật và cũng là những câu chuyện chữa lành vết thương của nhân loại. 

- Quan điểm đó được thể hiện qua hai nhân vật trong bài: Van-Gát, Xnai-đơ. 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Con người là loài động vật bậc cao nhất, ý chí nghị lực của con người được coi là vượt bậc so với những loài động vật khác. Dù lâm vào nghịch cảnh, họ vẫn luôn cố gắng để vượt qua, tìm lại lý tưởng sống cho mình và vượt qua mọi khó khăn. Đó chính là câu chuyện của những vận động viên trong truyện. Họ đều gặp phải tai nạn và từ một người bình thường trở thành một người khuyết tật. gặp bất tiện trong mọi việc ngay từ việc sinh hoạt của mình nhưng họ đã làm nên những câu chuyện phi thường.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Sau khi đọc 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

- Văn bản giúp em hiểu ra rằng nỗi đau của những người bị khiếm khuyết trên cơ thể phải gánh chịu là rất lớn và họ phải chịu đựng, chấp nhận nó bằng nghị lực phi thường.

- Mỗi người chúng ta cần cảm thông, chia sẻ và cổ vũ họ trong mọi việc bởi họ là những người đã gánh chịu nhiều nỗi đau và họ rất dễ bị tổn thương. Nhưng sự cảm thông, chia sẻ của chúng ta cũng phải thực sự khéo léo bởi đôi khi nó có thể bị hiểu nhầm thành sự thương hại. Và một điều tuyệt đối rằng chúng ta không được phép kì thị họ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Kết nối đọc - viết (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Đoạn văn tham khảo

Con người đã nhận ra thể thao đã không còn là hình thức giải trí đơn thuần mà nó dần trở thành một món ăn tinh thần, một liều thuốc chữa lành dành cho nhiều người, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết cơ thể, và đó chính là lý do Pa-ra-lim-pích ra đời và trở thành cuộc thì có ý nghĩa truyền động lực qua bao năm tháng. Những con người đặc biệt ấy, chỉ vì họ khiếm khuyết mà trong cuộc sống của họ đã phải gánh chịu biết bao nhiêu đau đớn về thể xác và chịu sự dày vò lâu dài về những cơn đau quằn quại kéo dài. Không chỉ vậy, họ còn phải chịu đựng những áp lực vì họ khác biệt so với người khác, đó là những ánh mắt ái ngại, thương hại, hay thậm chí là kì thị. Cuộc sống với họ tưởng chung như hết hy vọng và thể thao đã xuất hiện trong cuộc đời của họ. Đó là thứ giúp họ chứng minh rằng bản thân họ không hề vô dụng, họ có thể làm được, tham gia cuộc thi và chiến thắng để chứng minh giá trị của mình. Họ đặt ra mục tiêu cho mình và phấn đấu để hoàn thành mục tiêu ấy. Trái tim họ được sưởi ấm và cơ thể họ dường như “hồi phục” trong giây lát. Và đó chính là khả năng thần kì trong việc chữa lành cảm xúc của thể thao.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)