Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)

Khởi động 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19)

Hướng dẫn giải

- “Chiến tranh” dù ở thời đại nào cũng đều đem lại những đau thương và tổn hại vô cùng. Kể cả nó đã chấm dứt rất lâu nhưng nỗi đau chiến tranh để lại vẫn sẽ mãi dai dẳng và trở thành một vết thương không thể nào quên cho nhân loại.

- Một số kênh thông tin đem lại hiểu biết về chiến tranh cho chúng ta:

+ Đài truyền hình Việt Nam VTV

+ Các trang web, báo điện tử chính thống của chính phủ, quốc gia

+ Các cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Khởi động 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19)

Hướng dẫn giải

- Một số tác phẩm viết về chiến tranh ví dụ như “Những ngôi sao xa xôi” - Nguyễn Minh Châu; “Mảnh trăng cuối rừng” - Nguyễn Minh Châu; “Mãi mãi tuổi hai mươi” - Nguyễn Văn Thạc; “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” - Đặng Thùy Trâm,...

- Với tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ tái hiện lên hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, khắc nghiệt mà còn làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn của các anh và các chị nữ thanh niên xung phong. Trong hoàn cảnh khó khăn đầy mưa bom bão đạn ấy, tình yêu của nhân vật Lãm và Nguyệt vẫn vượt lên tất cả, đó chính là một tình yêu đáng trân trọng trong hoàn cảnh chiến tranh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19)

Hướng dẫn giải

- Giữa đêm lạnh giá 

- Màn mưa mỏng đang chầm chậm tràn ngang qua bầu không khí xanh xám run rẩy.

- Gió Đông Bắc thổi

→ Các yếu tố ngoại cảnh này trong đêm khuya có thể khiến tâm trạng con người cô đơn, lạc lõng và nhớ về những kỉ niệm xưa cũ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19)

Hướng dẫn giải

- “Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn Kiên đi đi lại lại, kí ức lóe chớp”.

- “Tau mỏi tê, run lên, tim như rách dần, cả hai buồng phổi nghẹt khói thuốc, miệng khô đắng, cổ tắc lại, nấc, anh cắm đầu viết”. 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

Để lại ấn tượng nặng nề nhất trong kí ức của Kiên đó chính là “trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh”.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

- "phục sinh" được hiểu là quá trình tái sinh sau cái chết, nơi mà con người được tái sinh vào một trạng thái mới, một kiểu dáng mới trong một thế giới mới. 

- Nói như vậy có lẽ bởi nhân vật Kiên là một người đã từ chiến trường trở về, anh đã sống trong những năm tháng đau thương, khốc liệt của chiến tranh nên khi đất nước hòa bình, Kiên vẫn sống trong sự ám ảnh, day dứt dù anh đã trở về với cuộc sống bình yên thường nhật. Kiên được “phục sinh”, phục sinh sau cái chết chóc nơi chiến trường nhưng sự “phục sinh” ấy là “chuỗi dài tái hiện” vì từng phút từng giây anh không thể nào quên được những khoảnh khắc trong chiến tranh, không thể quên tiểu đội mình đã hi sinh như thế nào nên đó chính là ý của câu “con người Kiên sẽ được “phục sinh trong chuỗi dài tái hiện”.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 20)

Hướng dẫn giải

- Đọc kĩ đoạn văn tác giả miêu tả quá trình phục hiện thế giới kí ức của nhân vật Kiên

- Xét xem trong đoạn văn tác giả miêu tả điều gì trước (vẻ mặt hay tâm trạng?) hoặc có yếu tố ngoại nào tác động đến quá trình phục hiện ấy (Tác giả miêu tả theo trình tự nào? Chỉ ra tác dụng của cách chọn trình tự ấy). Hay sự phục hiện kí ức đó đi theo một trình tự? Đó là trình tự nào?

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

- “Những chương sau như là điệp khúc của các chương phía trước. Những khung cảnh và những tình tiết đã có tự phần đầu rốt cuộc lại đang chờ Kiên ở phần chót”: 

→ Sự lặp lại của các tình tiết, không có sự mới mẻ

- “Tuy nhiên ấy là bởi dòng trôi của tiểu thuyết này nó như thế, tự nó chứ không phải tự Kiên”

- “Tác phẩm tự nó cấu trúc như thế nên thời gian của nó, tự định hướng, chọn luồng và tự chọn lấy một bến bờ. Còn Kiên, anh chỉ là người viết, bền bỉ và lặng lẽ hòa nhập thân phận mình vào cộng đồng số phận các nhân vật”

- “Nói chung anh hết sức thụ động, hầu như trở thành bất khả tri trước các trang viết của mình… anh như hoàn toàn cam chịu cái logic bí ẩn của trí nhớ và tưởng tượng”.

→ Sự bị động, bị mạch truyện cuốn đi, anh không làm chủ được câu chuyện do chính mình viết ra.

→ Do anh đã bị cuốn theo dòng tưởng tượng, dòng hồi ức về quá khứ trong năm tháng chiến tranh, anh quá ám ảnh về nó nên anh như hòa vào câu chuyện mà không làm chủ được ngòi bút của mình.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 21)

Hướng dẫn giải

- Trong tác phẩm, sự thờ ơ của người đời đối với Kiên thể hiện nhiều điều:

+ Sự vô cảm đối với một người đã trải qua chiến tranh: Người đời thường không nhìn thấy sâu bên trong nhân vật Kiên, không thể cảm nhận được những mất mát và đau thương mà anh phải chịu đựng. Họ không biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác.

+ Sự lãng quên hậu quả và mất mát của chiến tranh: Có lẽ họ coi chiến tranh là một phần quá khứ muốn quên đi, không muốn tiếp tục suy nghĩ về nó, không chú ý đến tinh thần người lính đã trải qua.

→ Sự thờ ơ ấy thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự lãng quên và không đồng cảm với những người phải chịu đau khổ trong chiến tranh.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Đọc văn bản 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 22)

Hướng dẫn giải

- Sự lộn xộn của thứ tự bản thảo: 

+ Cố gắng sắp xếp để tìm lại một trình tự mong có thể đọc nhưng chẳng có một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ là trang cuối

- Các trang bản thảo bị thiếu do nhiều nguyên nhân như “bị đốt”, “bị mối xông”, “tác giả loại” nhưng dù không do những nguyên nhân ấy thì đây cũng là một sáng tác dựa trên cảm hứng của sự rối bời. -> Điên rồ.

- Mạch truyện không ngừng đứt gãy, từ đầu đến cuối không nổi một tuyến chung, toàn là những khối thù hình. 

+ Tác giả sử dụng những từ như “đột nhiên đứt gãy”

+  sự so sánh “bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy y như thể rơi vào một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm” → Thời gian trong tác phẩm xuất hiện không hợp lí.

+ Mất bố cục, thiếu mạch lạc, thiếu bao quát 

→ Từ đây tác giả đánh giá các trang viết “chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ lực bất tòng tâm của y”.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)