Nhớ rừng

Chuẩn bị đọc (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Con người thường cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc quá khứ của mình trong những trường hợp sau đây:

- Khi đã trải qua những kỷ niệm đáng nhớ: Khi con người đã trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ và hạnh phúc trong quá khứ, họ thường cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc những khoảnh khắc đó.

- Khi đã mất đi một người thân yêu: Khi mất đi một người thân yêu, con người thường cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc quá khứ khi họ còn ở bên nhau.

- Khi đã trải qua những thất bại và hối tiếc: Khi con người đã trải qua những thất bại và hối tiếc trong quá khứ, họ có thể cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc vì không thể thay đổi những quyết định đã làm.

- Khi đã rời xa một nơi quen thuộc: Khi con người rời xa một nơi quen thuộc, như quê hương hay nơi đã sống lâu dài, họ thường cảm thấy nhớ nhung và thương tiếc những kỷ niệm và mối quan hệ đã có trong quá khứ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Theo dõi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 120)

Hướng dẫn giải

Những chi tiết: gậm, căm hờn, nằm dài, khinh lũ người.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Tưởng tượng 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Đó là cuộc sống thường ngày ở chốn rừng sâu: say mồi dưới ánh trăng, ngủ ngon khi bình minh đang lên, chim rừng đang tưng bừng ca hát, đợi mảnh mặt trời tắt đi để một mình chiếm lấy cả không gian bí mật, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của giang sơn sau một cơn mưa rừng dữ dội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy luận 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Nếu ở khổ 1, nỗi nhớ rừng được thể hiện qua tâm trạng u uất, căm phẫn  thì đến khổ 2 là niềm kiêu hãnh về quá khứ. Sang đến khổ 3, nỗi nhớ rừng được thể hiện trực tiếp, mãnh liệt hơn, tập trung vào những kỉ niệm đẹp thời quá khứ oai hùng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy luận 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Các dòng thơ đó gợi tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Hoàn cảnh và lí do “nhớ rừng” của con hổ trong văn bản:

- Con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú.

- Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi.

- Bị giam chung với những loài vật tầm thường.

- Cảnh nhân tạo tù túng, tầm thường giả dối .

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

a.

- Cuộc sống trong “những ngày xưa” ở chốn đại ngàn và cuộc sống hiện tại trong vườn bách thú:

Ngày xưa

Hiện tại

- Tự do, oai hùng: chúa tể muôn loài, hống hách những ngày xưa, vùng vẫy, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

- Khoáng đạt, hùng vĩ: cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi, với khi thét khúc trường ca dữ dội

- Bí ẩn, hoang vu: hang tối, mắt thần khi đã quắc

- Tù túng, ảm đạm: gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, nằm dài, trông ngày tháng dần qua, chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự

- Giả tạo, tầm thường: kẻ thù không phải với ta, lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối, dải nước đen giả suối

- Sự khác biệt đó được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật: đối lập

b. Qua nỗi “nhớ rừng”, con hổ đã bày tỏ niềm yêu quý tự nhiên với sự tự do và khinh ghét những gì gò bó, tù túng, giả tạo.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

* Bức tranh đại ngàn:

Đêm vàng bên bờ suối: Cảnh đêm trăng đẹp, diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn

Mưa chuyển bốn phương ngàn: Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn hùng vĩ, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.

Bình minh cây xanhtiếng chim ca: cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.

→ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng, đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, tráng lệ.

* Tâm trạng của chúa sơn lâm:

- Từ ngữ miêu tả, gợi hình: dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân, vờn bóng,  mắt…quắc…: sự uy nghi, ngang tàn, lẫm liệt của chúa sơn lâm.

- Điệp từ ta : ta say, ta lặng ngắm, ta đợi chết: Khí phách ngang tàn của vị chúa tể.

- Điệp ngữ: Nào đâu, đâu những

- Câu hỏi tu từ: Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

→ Tâm trạng đau đớn, tiếc nuối khôn nguôi của hổ với một thời huy hoàng trong quá khứ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Suy ngẫm và phản hồi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

- Hình tượng con hổ là sự hóa thân của thi sĩ.

- Nhớ rừng thực chất là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Suy ngẫm và phản hồi 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 122)

Hướng dẫn giải

- Hình tượng con hổ “nhớ rừng” được xây dựng bằng các biện pháp: nhân hóa, so sánh, liệt kê, phóng đại, ẩn dụ, điệp cấu trúc.

- Tác dụng:

+ Biến con hổ thành một nhân vật có nội tâm phức tạp, có sức lay động lòng người.

+ Thể hiện thành công nỗi nhớ rừng da diết và khao khát tự do mãnh liệt của con hổ.

+ Tăng tính biểu cảm cho bài thơ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)