Hãy chia sẻ hiểu biết của bạn về một số di tích văn hóa tiêu biểu của nước ta. Theo bạn, đặc điểm nổi bật ở những di tích ấy là gì?
Hãy chia sẻ hiểu biết của bạn về một số di tích văn hóa tiêu biểu của nước ta. Theo bạn, đặc điểm nổi bật ở những di tích ấy là gì?
Trong xu thế hội nhập hiện nay, vì sao người Việt Nam cần có hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc người Việt Nam cần có hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc mình càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Lý do cho điều này có thể được tóm tắt như sau:
1. Giữ gìn bản sắc dân tộc:
Văn hóa truyền thống là linh hồn của một dân tộc, là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần, đạo đức, lối sống tốt đẹp được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Hiểu biết về văn hóa truyền thống giúp mỗi người Việt Nam ý thức được bản sắc dân tộc của mình, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp, tránh bị đồng hóa bởi các nền văn hóa khác.
2. Tăng cường sự gắn kết cộng đồng:
Văn hóa truyền thống là sợi dây gắn kết con người lại với nhau, tạo nên sự đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng. Hiểu biết về văn hóa truyền thống giúp mỗi người hiểu được giá trị của sự gắn kết, từ đó có ý thức gìn giữ và vun đắp tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân tương ái.
3. Nâng cao vị thế quốc gia:
Trong xu thế hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia đều muốn khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Một trong những cách để khẳng định vị thế quốc gia là thông qua việc quảng bá văn hóa truyền thống. Hiểu biết về văn hóa truyền thống giúp mỗi người Việt Nam có thể giới thiệu những nét đẹp văn hóa của dân tộc mình với bạn bè quốc tế, từ đó góp phần nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
4. Phát triển kinh tế - xã hội:
Văn hóa truyền thống là nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển kinh tế - xã hội. Hiểu biết về văn hóa truyền thống giúp mỗi người khai thác và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống vào trong đời sống, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.
5. Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ:
Văn hóa truyền thống là kho tàng đạo đức vô giá. Hiểu biết về văn hóa truyền thống giúp thế hệ trẻ học hỏi những giá trị đạo đức tốt đẹp, từ đó trở thành những người có ích cho xã hội.
Kết luận:
Hiểu biết về văn hóa truyền thống là một việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi người Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Hiểu biết về văn hóa truyền thống giúp mỗi người giữ gìn bản sắc dân tộc, tăng cường sự gắn kết cộng đồng, nâng cao vị thế quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cách nêu vấn đề nghị luận.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiCách nêu vấn đề nghị luận trong bài "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc"
1. Nêu khái niệm:
- Vốn văn hóa dân tộc là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người trong một quốc gia, dân tộc sáng tạo và tích lũy qua quá trình lịch sử.
- Vốn văn hóa dân tộc bao gồm nhiều lĩnh vực như: ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, phong tục tập quán, tín ngưỡng...
2. Nêu thực trạng:
- Những hạn chế:
+ Văn hóa Việt Nam chưa có tầm vóc lớn lao, chưa có vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có ảnh hưởng tới các nền văn hóa khác
Thần thoại không phong phú
Tôn giáo, triết học không phát triển thành truyền thống
Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ
Thơ ca chưa tác giả nào có tầm vóc lớn lao
- Những thế mạnh
+ Thế mạnh của văn hóa Việt Nam: thiết thực, linh hoạt, dung hòa, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng, thanh lịch, con người hiền lành, tình nghĩa
Việt Nam có nhiều tôn giáo nhưng không xảy ra xung đột
Con người sống tình nghĩa: tốt gỗ hơn tốt nước sơn, cái nết đánh chết cái đẹp..
Các công trình kiến trúc quy mô vừa và nhỏ, hài hòa với thiên nhiên
3. Nêu ý nghĩa
4. Nêu giải pháp
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý luận điểm được nêu và cách lập luận để làm sáng tỏ luận điểm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Cách triển khai lập luận của tác giả khá đặc biệt. Bắt đầu, ông đã không nói về cái có, mà nói về cái không của vốn văn hóa dân tộc. Có thể dễ dàng đếm được trong bài có đến trên vài chục lần từ “không” lặp lại – từ không với hàm nghĩa chỉ ra những cái mà dân tộc ta không có.
- Bên cạnh từ “không” các cụm từ và từ như chưa bao giờ, ít cũng chở theo một nội dung tương tự
- Cái gây ấn tượng toát lên từ cách nhìn trực diện về vấn đề hơn là cách tung hứng ngôn từ. Vào thời điểm tiểu luận của Trấn Đình Hượu ra đời, người ta vốn đã quen nghe những lời ca tụng về dân tộc mình (“Càng nhìn ta, lại càng say” – Tố Hữu), bởi vậy, khi giáp mặt với một cách đặt vấn đẽ khác, một cảm hứng nghiên cứu khác, nhiều người dễ có cảm tưởng rằng tác giả đã “nói ngược” hay đã cực đoan trong các nhận định. Kì thực, nếu nắm được mạch nghiên cứu lịch sử tư tưởng của Trần Đình Hượu, đồng thời chấp nhận nét đặc thù của lối văn “phát biểu ý kiến”, ít có trích dẫn cũng như ít đưa dẫn chứng (ở cấp độ cụ thể, chi tiết), lại chủ yếu hướng vào giới chuyên môn vốn am hiểu sâu sắc các vấn đề hữu quan, ta sẽ dễ dàng chia sẻ, tán đồng với tác giả về hầu hết những luận điểm then chốt mà ông nêu lên.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Cách nói có tính khẳng định của tác giả về các nội dung được bàn luận.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNhững cách nói mang tính khẳng định của tác giả
+ Sử dụng những từ ngữ mang tính khẳng định: Từ ngữ chỉ mức độ "có thể coi"
+ Tác giả sử dụng những dẫn chứng cụ thể
+ Sử dụng giọng điệu dứt khoát, mạnh mẽ, tư tin và chắc chắn với những điều đang nói.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý thái độ của tác giả khi bàn về văn hóa Việt Nam.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của tác giả trong bài viết "Bàn về vốn văn hóa dân tộc"
- Tự hào, trân trọng:
+Tác giả thể hiện niềm tự hào về vốn văn hóa dân tộc ta, một kho tàng vô cùng phong phú và đa dạng.
+Tác giả trân trọng những giá trị tinh thần mà vốn văn hóa dân tộc mang lại cho đời sống con người.
- Khẳng định, tin tưởng:
+Tác giả khẳng định vai trò quan trọng của vốn văn hóa dân tộc đối với sự phát triển của đất nước.
+Tác giả tin tưởng vào khả năng giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ.
- Lập luận chặt chẽ, logic:
+Tác giả sử dụng các dẫn chứng cụ thể, sinh động để làm sáng tỏ quan điểm của mình.
+Lập luận của tác giả chặt chẽ, logic, có sức thuyết phục cao.
-Giọng văn trang trọng, lịch sự:
+Giọng văn phù hợp với thể loại nghị luận.
+Thể hiện sự tôn trọng đối với người đọc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Ở văn bản này, tác giả đã nêu vấn đề nghị luận? Chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề đó với nhan đề của văn bản.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Vấn đề nghị luận : Vốn văn hóa dân tộc
- Mối liên hệ giữa vấn đề đó với nhan đề của văn bản : Vấn đề nghị luận của văn bản có liên quan mật thiết với ý nghĩa của nhan đề . Nhan đề đã nêu lên vấn đề nghị luận có trong văn bản
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam được tác giả khái quát bằng những luận điểm nào? Tác giả căn cứ vào đâu để khái quát như vậy?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm văn hóa Việt Nam được tác giả khái quát bằng những luận điểm sau :
+ Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ , có những cống hiến lớn lao cho nhân loại , hay có những đặc sắc nổi bật.
+ Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia .
Các căn cứ để tác giả khái quát những luận điểm : Tác giả đã căn cứ vào lịch sử dân tộc , các thành tựu của nền văn hóa dân tộc
Luận điểm 1 : Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ , có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật.
+ Ở ta thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền?
+ Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành , cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học.
+ Không có một ngành khoa học, kĩ thuật giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống.
+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
+ Xã hội có trọng văn chương nhưng bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc , một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
Luận điểm 2: Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia .
+ Họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình.
+ Trong cuộc sống ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao
+ Con người được ưa chuộng là con người hiền lành , tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.
+ Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên.
+ Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn (…)
+ Không có công trình kiến trúc nào , kể cả vua chúa , nhằm vào sự vĩnh viễn
+ Những cái vừa nói là cái đã lắng đọng, đã ổn định, chắc chắn là kết quả của sự dung hợp của cái vốn có , của văn hóa Phật giáo, văn hóa Nho giáo, cái được dân tộc sàng lọc , tinh luyện để thành bản sắc của mình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
“Giữa các dân tộc , chúng ta không thể tự hào là nên văn hóa của ta đồ sộ , có những cống hiến lớn lao cho nhân loại , hay có những đặc sắc nổi bật.” – luận điểm này đã được tác giả chứng minh như thế nào? Lập luận của tác giả có sức thuyết phục không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLuận điểm : Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ , có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật.
+ Ở ta thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền?
+ Người Việt Nam không có tâm lý kiền thành , cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học.
+ Không có một ngành khoa học, kĩ thuật giả khoa học nào phát triển đến thành có truyền thống.
+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ.
+ Xã hội có trọng văn chương nhưng bản thân các nhà thơ cũng không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là thơ ca. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc , một ngành văn hóa nào đó trở thành đài danh dự, thu hút, quy tụ cả nền văn hóa.
Lập luận của tác giả có sức thuyết phục. Vì : Tác giả đã sử dụng phép lập luận chứng minh, tác giả đưa ra các dẫn chứng cụ thể , khẳng định được sự đúng đắn của luận điểm bởi những cống hiến của dân tộc ta chưa thể coi là một nền văn hóa đồ sộ vì nền văn hóa đó chưa đem đến những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam, tác giả đã bộc lộ thái độ gì? Bạn suy nghĩ như thế nào về thái độ nghiên cứu đó?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThái độ của tác giả khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam
+ Tác giả có thái độ nghiên cứu nghiêm túc từ vốn hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc , tác giả đã làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của nền văn hóa
+ Thái độ khách quan nhìn vấn đề theo nhiều chiều hướng , nhiều mặt khác nhau giúp vấn đề được nhìn nhận đầy đủ và toàn diện nhất.
→ Với thái độ nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, toàn diện tác giả Trần Đình Hượu đã cho người đọc hiểu sâu sắc bài viết của mình , tác giả đã thành công khi nghiên cứu về vốn văn hóa của dân tộc qua đó thể hiện rõ được đặc điểm của nền văn hóa dân tộc thúc đẩy chúng ta phát huy những điểm mạnh vốn có và khắc phục những hạn chế để hội nhập với thế giới trong thời đại ngày nay.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)