Đọc hiểu văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ

Câu hỏi cuối bài 4 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

tham khảo

- Trong phần 4, để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục bằng cách nêu ra những câu nói cô đọng, hàm súc về nội dung ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc của Bác. Tiếp đó tác giả đưa ra lời bình luận: Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Lời bình luận này của tác giả đã đề cao sức mạnh phi thường của những chân lí mà Bác nêu ra dưới hình thức những câu nói tự nhiên, mộc mạc, giản dị và sâu sắc. Lời Bác đã khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. 

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi cuối bài 5 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 42)

Câu hỏi cuối bài 6 (Phần Đọc hiểu) (SGK Ngữ văn lớp 7 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 42)

Hướng dẫn giải

Đức tính giản dị:

- Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, không rắc rối.

- Giản dị là nét đẹp của một nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

- Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị.

- Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.

Để rèn luyện đức tính giản dị, tôi sẽ giữ gìn đồ đạc từ những thói quen nhỏ nhất, từ bỏ thói quen lãng phí đồ ăn và chăm tập thể dục thể thao giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (1)