Bài tập cuối chương 6

Bài tập 11 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 22)

Hướng dẫn giải

a) \({x^2} - 12x = 0\)

x(x - 12) = 0

x = 0 hoặc x - 12 = 0

x = 0 hoặc x = 12

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = 0 và x = 12.

b) \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\)

Phương trình \(13{x^2} + 25x - 38 = 0\) có a + b + c = 13 + 25 – 38 = 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là \({x_1} = 1\); \({x_2} = \frac{c}{a} =  - \frac{{38}}{{13}}\)

c) \(3{x^2} - 4\sqrt 3 x + 4 = 0\)

Ta có \(\Delta  = {\left( { - 4\sqrt 3 } \right)^2} - 4.3.4 = 0\)

Vậy phương trình có nghiệm kép \({x_1} = {x_2} = \frac{{4\sqrt 3 }}{{2.3}} = \frac{{2\sqrt 3 }}{3}\).

d) \(x(x + 3) = 27 - (11 - 3x)\)

\(\begin{array}{l}{x^2} + 3x = 27 - 11 + 3x\\{x^2} = 16\\x =  \pm 4\end{array}\)

Vậy phương trình có 2 nghiệm là x = \( \pm 4\).

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 12 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

a) Phương trình \(14{x^2} - 13x - 27 = 0\)có a - b + c = 14 – (-13) - 27= 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là \({x_1} =  - 1\); \({x_2} =  - \frac{c}{a} = \frac{{27}}{{14}}\).

b) Phương trình \(5,4{x^2} + 8x + 2,6 = 0\) có a - b + c = 5,4 - 8 + 2,6 = 0.

Vậy phương trình có hai nghiệm là \({x_1} =  - 1\); \({x_2} =  - \frac{c}{a} =  - \frac{{2,6}}{{5,4}} =  - \frac{{13}}{{27}}\).

c) Phương trình \(\frac{2}{3}{x^2} + 2x - \frac{8}{3} = 0\)có a + b + c = \(\frac{2}{3} + 2 - \frac{8}{3} = 0\).

Vậy phương trình có hai nghiệm là \({x_1} = 1\); \({x_2} = \frac{c}{a} =  - \frac{8}{3}:\frac{2}{3} =  - 4\).

d) Phương trình \(3{x^2} - (3 + \sqrt 5 )x + \sqrt 5  = 0\) có a + b + c = \(3 - (3 + \sqrt 5 ) + \sqrt 5  = 0\).

Vậy phương trình có hai nghiệm là \({x_1} = 1\); \({x_2} = \frac{c}{a} = \frac{{\sqrt 5 }}{3}\).

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 13 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

a) Điều kiện có hai số đó là: \({S^2} - 4P \ge 0\) suy ra \({( - 2)^2} - 4.( - 35) = 144 \ge 0\)

Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình \({x^2} + 2x - 35 = 0\).

Ta có: \(\Delta  = {2^2} - 4.1.( - 35) = 144 > 0;\sqrt \Delta   = \sqrt {144}  = 12\)

Suy ra \(u = \frac{{ - 2 + 12}}{2} = 5;v = \frac{{ - 2 - 12}}{2} = -7\)

Vậy hai số cần tìm là \(5\) và \(-7\).

b) Điều kiện có hai số đó là: \({S^2} - 4P \ge 0\) suy ra \({8^2} - 4.( - 105) = 484 \ge 0\)

Hai số cần tìm là nghiệm của phương trình \({x^2} - 8x - 105 = 0\).

Ta có: \(\Delta  = {( - 8)^2} - 4.1.( - 105) = 484 > 0;\sqrt \Delta   = \sqrt {484}  = 22\)

Suy ra \(u = \frac{{8 + 22}}{2} = 15;v = \frac{{8 - 22}}{2} =  - 7\)

Vậy hai số cần tìm là 15 và -7.

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 14 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Phương trình \(2{x^2} - 7x + 6 = 0\) có \(\Delta  = {( - 7)^2} - 4.2.6 = 1 > 0\) nên nó có hai nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\).

Theo định lí Viète, ta có:

\({x_1} + {x_2} = \frac{7}{2}\);\({x_1}.{x_2} = \frac{c}{a} = 3\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}A = \left( {{x_1} + 2{x_2}} \right)\left( {{x_2} + 2{x_1}} \right) - {x_1}^2{x_2}^2\\ = {x_1}{x_2} + 2{x_1}^2 + 2{x_2}^2 + 4{x_1}{x_2} - {x_1}^2{x_2}^2\\ = {x_1}{x_2} + 2\left( {{x_1}^2 + {x_2}^2 + 2{x_1}{x_2}} \right) - {x_1}^2{x_2}^2\\ = {x_1}{x_2} + 2{\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - {\left( {{x_1}{x_2}} \right)^2}\\ = 3 + 2.{\left( {\frac{7}{2}} \right)^2} - {3^2}\\ = 3 + \frac{{49}}{2} - 9\\ = \frac{{37}}{2}\end{array}\)

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 15 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Gọi tốc độ của xe đạp đi từ A đến B là x (km/h) (x > 0)

Suy ra tốc độ của xe đạp đi từ A đến B là x + 4 (km/h)

Thời gian xe đạp đi từ A đến B là: \(\frac{{24}}{x}\)(giờ).

Thời gian xe đạp đi từ B đến A là: \(\frac{{24}}{{x + 4}}\) (giờ).

Vì thời gian đi từ B đến A nhanh hơn đi từ A đến B là 30 phút = \(\frac{1}{2}\) giờ nên ta có phương trình:

\(\frac{{24}}{x}\)- \(\frac{{24}}{{x + 4}}\) = \(\frac{1}{2}\).

Biến đổi phương trình trên, ta được:

24.2.(x + 4)- 24.2.x = x.(x + 4) hay \({x^2} + 4x - 192 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được \({x_1} = 12(TM),{x_2} =  - 16(L)\)

Vậy tốc độ của xe đạp đi từ A đến B là 12 km/h.

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 16 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Gọi x (tấn) là lượng than mà đội khai thác mỗi ngày theo kế hoạch ( x > 0)

Sau 3 ngày đầu, mỗi ngày đội khai thác x + 8 (tấn)

Thời gian dự định khai thác là \(\frac{{216}}{x}\) (ngày)

Lượng than khai thác 3 ngày đầu là 3x (tấn)

Lượng than khai thác trong những ngày còn lại là 232 – 3x (tấn)

Thời gian đội khai thác 232 – 3x tấn than là: \(\frac{{232 - 3x}}{{x + 8}}\) (ngày)

Theo bài ra ta có phương trình: \(\frac{{216}}{x} - 1 = 3 + \frac{{232 - 3x}}{{x + 8}}\)

Biến đổi phương trình trên, ta được:

\({x^2} + 48x - 1728 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được \({x_1} = 24(TM),{x_2} =  - 72(L)\)

Vậy theo kế hoạch, mỗi ngày đội thợ phải khai thác 24 tấn than.

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 17 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Gọi x là thể tích miếng kim loại thứ nhất (x > 0) (cm3)

Suy ra thể tích miếng kim loại thứ hai là x + 10 (cm3)

Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là: \(\frac{{585}}{x}\) g/cm3

Khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là: \(\frac{{420}}{{x + 10}}\) g/cm3

Theo bài ra ta có phương trình: \(\frac{{585}}{x}\) - \(\frac{{420}}{{x + 10}}= 9\)

Biến đổi phương trình trên, ta được:

\(9{x^2} - 75x - 5850 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được \({x_1} = 30(TM),{x_2} =  - \frac{{65}}{3}(L)\)

Vậy khối lượng riêng của miếng kim loại thứ nhất là \(\frac{{585}}{{30}} = 19,5\) g/cm3 và khối lượng riêng của miếng kim loại thứ hai là \(\frac{{420}}{{30 + 10}} = 10,5\) g/cm3.

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)

Bài tập 18 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 23)

Hướng dẫn giải

Gọi khối lượng dung dịch I là x (kg) (0 < x < 220)

Khối lượng dung dịch II là 220 – x (kg)

Theo bài ra ta có phương trình: \(\frac{5}{x} - \frac{{4,8}}{{220 - x}} = \frac{1}{{100}}\)

Biến đổi phương trình trên, ta được:

\({x^2} - 1200x + 11000 = 0\)

Giải phương trình trên, ta được \({x_1} = 100(TM),{x_2} = 1100(L)\)

Vậy khối lượng dung dịch I là 100 kg và khối lượng dung dịch II là 120 kg.

(Trả lời bởi Nguyễn Quốc Đạt)
Thảo luận (1)