Trong cuộc sống chúng ta thường sử dụng các chất như nước uống, muối ăn, nước hoa,…Vậy các chất đó tồn tại ở những thể nào?
Trong cuộc sống chúng ta thường sử dụng các chất như nước uống, muối ăn, nước hoa,…Vậy các chất đó tồn tại ở những thể nào?
1. Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiCác vật thể có xuất hiện trong hình 8.1 là: mỏm đá, cây cối, thuyền, nước, núi, con người, lưới đánh cá.
– Vật thể tự nhiên: mỏm đá, cây cối, nước, núi, con người.
– Vật thể nhân tạo: thuyền, lưới đánh cá.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó (Vật thể trong hình 8.1)
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiMột số vật thể và chất tạo nên vật thể đó là:
– Vật thể: bàn => chất tạo nên bàn là: gỗ
– Vật thể: quạt => chất tạo nên quạt là: nhựa, nhôm, sắt..
– Vật thể: cốc => chất tạo nên cốc là: gốm, sứ, thủy tinh..
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giống nhau: Đều là các vật thể.
- Khác nhau:
+ Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
+ Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra.
(Trả lời bởi Phan Thị Dung)
Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Một số vật sống: Con mèo, con chim, cây khế, con người,…
– Một số vật không sống: cái bàn, điện thoại, hòn đá, bếp ga,…
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 8.2 và điền thông tin theo mẫu bảng 8.1
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Chất
Thể
Có hình dạng xác định không?
Có thể nén không?
Nước đá
Rắn
Có
Không
Nước lỏng
Lỏng
Không
Không
Hơi nước
Khí
Không
Có
Quan sát hình 8.3, hãy nhận xét đặc điểm về thể rắn, thể lỏng và thể khí của chất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm cơ bản ba thể của chất:
Ở thể rắn– Các hạt liên kết chặt chẽ.
– Có hình dạng và thể tích xác định.
– Rất khó bị nén.
Ở thể lỏng– Các hạt liên kết không chặt chẽ.
– Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
– Khó bị nén.
Ở thể khí/ hơi– Các hạt chuyển động tự do.
– Có hình dạng và thể tích không xác định.
– Dễ bị nén.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Em hãy nhận xét về thể và màu sắc của than đá, dầu ăn, hơi nước trong các hình 8.4,8.5 và 8.6
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình 8.4. Than đá: thể rắn, màu đen
Hình 8.5. Dầu ăn: thể lỏng, màu vàng
Hình 8.6. Hơi nước: thể khí, màu trắng đục
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát thí nghiệm 1 (hình 8.7), ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế và thể của nước sau mỗi phút theo mẫu 8.2
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Học sinh tự tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế sau mỗi phút vào bảng 8.2
Chú ý:
- Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi (1000C)
- Thời gian đun sối nước phụ thuộc vào nhiệt độ ngọn lửa, độ dày bình cầu và lượng nước trong bình cầu.
(Trả lời bởi datcoder)
Từ thí nghiệm 2 (hình 8.8 và 8.9), em có nhận xét gì về khả năng tan của muối ăn và dầu ăn trong nước.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMuối ăn tan trong nước, dầu ăn không tan trong nước.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)