Khi tiến hành thí nghiệm 3, em thấy có những quá trình nào đã xảy ra? Hãy lấy ví dụ trong thực tế cho quá trình này.
Khi tiến hành thí nghiệm 3, em thấy có những quá trình nào đã xảy ra? Hãy lấy ví dụ trong thực tế cho quá trình này.
Em hãy cho biết trong các quá trình xảy ra ở thí nghiệm 3 có tạo thành chất mới không.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThí nghiệm 3, quá trình bị đốt cháy có tạo thành chất mới (do màu sắc của đường có sự thay đổi, chứng tỏ có sự chuyển thành chất khác)
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Trong thí nghiệm 3, hãy chỉ ra quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, tính chất hóa học của đường
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuá trình thể hiện tính chất vật lí của đường: quá trình nóng chảy, sôi
Quá trình thể hiện tính chất hóa học của đường: quá trình bị đốt cháy.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước sau khi ta tắm bằng nước ấm?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVì tắm bằng nước ấm có hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành giọt nước đọng lại ở cửa kính trong nhà tắm.
(Trả lời bởi Phan Thị Dung)
Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thủy tinh?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi đun sôi nước em thấy có hiện tượng mặt nước sủi bọt, hơi nước bốc lên trong nồi thủy tinh.
(Trả lời bởi Phan Thị Dung)
Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuá trình chuyển thể của nước trong tự nhiên gồm:
- Băng tan: nước đá chuyển thành nước lỏng
- Hình thành mây: nước lỏng chuyển thành hơi nước
- Mưa: hơi nước chuyển thành nước lỏng
- Hình thành băng: nước lỏng thành nước đá
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Em hãy quan sát thí nghiệm 4,5 và cho biết có những quá trình chuyển thể nào đã xảy ra?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiThí nghiệm 4: khi được đun nóng, quá trình nóng chảy của nến xảy ra, nên chuyển sang thể lỏng. Khi tắt đèn, để nguội, nến lại đông lại thành thể rắn.
Thí nghiệm 5: khi đun sôi nước, mặt nước sủi bọt, có hơi nước bốc lên, ngưng tụ thành giọt nước bám vào đáy bình cầu chưa nước lạnh đặt trên miệng cốc thủy tinh.
(Trả lời bởi Phan Thị Dung)
Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp. Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vật vô sinh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nhóm vật thể tự nhiên và nhóm vật hữu sinh: cây cỏ, con cá
- Nhóm vật thể nhân tạo và nhóm vật vô sinh: quần áo, xe đạp
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTên một số chất ở:
Thể rắn: Cát, đường, muối,…
Thể lỏng: Cồn, nước, sữa,…
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)