Bài 8. Phương pháp gia công cắt gọt

Khởi động (SGK Cánh diều - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Gia công bằng cắt gọt thông thường là gia công lần cuối nhằm mục đích để có thể tạo cho chi tiết máy chính xác về hình dạng và kích thước. Khả năng chế tạo chi tiết máy chính xác hay không chính xác, tốt hay xấu là tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật và khả năng của thiết bị gia công.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục I.1 (SGK Cánh diều - Trang 35)

Hướng dẫn giải

- Dao chuyển động tịnh tiến

- Phôi quay tròn

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục I.1 (SGK Cánh diều - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Những thiết bị và dụng cụ gia công thường được sử dụng trong phương pháp tiện:

- Máy tiện

- Dao tiện

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 mục I.1 (SGK Cánh diều - Trang 35)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
ưu điểm của phương pháp gia công tiện là:
– Ưu điểm của gia công tiện đầu tiên đó là độ chính xác cao, máy tiện được ứng dụng công nghệ nên vừa giúp nâng cao độ chính xác của thành phẩm vừa giúp nâng cao năng suất tiện.
– Các loại máy tiện hầu hết sẽ có nhiều kích cỡ, do đó mà thành phẩm của gia công tiện cũng rất đa dạng. Cách vận hành và thao tác máy tiện cũng rất đơn giản, dễ dàng.
– Đối với những sản phẩm có hình dạng tròn xoay thì không có phương pháp nào phù hợp hơn tiện.
– Tính vạn năng của tiện lớn.
nhược điểm như:
– Năng suất gia công của tiện luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dụng cụ tiện, vật liệu gia công, tay nghề thợ tiện…Chỉ cần một trong các yếu tố không đảm bảo sẽ làm giảm năng suất.
– Ngoài năng suất thì độ chính xác của tiện cũng phụ thuộc vào các yếu tố trên.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục I.2 (SGK Cánh diều - Trang 36)

Hướng dẫn giải

- Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặt đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay.

- Đặc điểm chung của các dạng bề mặt đó là: đều là mặt định hình tròn xoay.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục I.2 (SGK Cánh diều - Trang 36)

Hướng dẫn giải

Bề mặt trục vít, bề mặt trục bậc, bề mặt bạc lót,...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục II.1 (SGK Cánh diều - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Phay là phương pháp gia công cắt gọt có phoi với đặc trưng thể hiện trên 2 chuyển động tạo hình gồm: Chuyển động cắt (chính): là chuyển động dao phay quay tròn quanh trục của nó. Chuyển động chạy dao: là chuyển động tịnh tiến theo 3 phương X, Y, Z.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 mục II.1 (SGK Cánh diều - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Thiết bị và dụng cụ thường dùng trong phương pháp phay là máy phay và dao phay.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 mục II.1 (SGK Cánh diều - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 mục II.2 (SGK Cánh diều - Trang 38)

Hướng dẫn giải

Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)