Bài 8. Chuyển động biến đổi. Gia tốc

Khởi động (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

Ảnh hoạt nghiệm cho biết hình ảnh chuyển động của vật trong những khoảng thời gian bằng nhau.

- Hình a: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được tăng dần chứng tỏ vận tốc của xe tăng dần.

- Hình b: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được như nhau chứng tỏ vận tốc của xe không thay đổi.

- Hình c: Trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường ô tô chuyển động được giảm dần chứng tỏ vận tốc của xe giảm dần.

=> Vận tốc trong 3 giai đoạn này giống nhau về phương và chiều, khác nhau về độ lớn.

(Trả lời bởi Tiếng anh123456)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 37)

Hướng dẫn giải

Ví dụ về chuyển động biến đổi trong cuộc sống:

+ Máy bay đang bay trên bầu trời

+ Xe máy đang chuyển động trên đường

+ Con muỗi đang bay...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 38)

Hướng dẫn giải

1.

Bảng số liệu của chuyển động

Độ biến thiên vận tốc sau 8 s là:

\(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{12,5}}{8} = 1,5625(m/{s^2})\)

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (3)

Câu hỏi 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 38)

Hướng dẫn giải

+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật

+ Giả sử vật chuyển động theo chiều dương nên v > 0

+ Khi vật chuyển động nhanh dần thì vận tốc của vật cũng tăng dần, nên theo biểu thức tính gia tốc \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\) , \(\Delta v > 0\)

=> a.v>0

+ Khi vật chuyển động chậm dần thì vận tốc giảm dần, \(\Delta v < 0\)

=> a.v<0

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39)

Hướng dẫn giải

 

1.

a) Đổi 5 km/h = \(\frac{{25}}{{18}}\)m/s; 29 km/h = \(\frac{{145}}{{18}}\)m/s; 49 km/h = \(\frac{{245}}{{18}}\); 30 km/h = \(\frac{{25}}{3}\)m/s

+ Gia tốc trong đoạn đường 1: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{25}}{{18.1}} = \frac{{25}}{{18}} \approx 1,39(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 2: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{145}}{{18}} - \frac{{25}}{{18}}}}{{4 - 1}} \approx 2,22(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 3: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{245}}{{18}} - \frac{{145}}{{18}}}}{{6 - 4}} \approx 2,78(m/{s^2})\)

+ Gia tốc trong đoạn đường 4: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{\frac{{25}}{3} - \frac{{245}}{{18}}}}{{7 - 6}} \approx  - 5,28(m/{s^2})\)

b) Trong 4 đoạn đường trên, vận tốc tăng dần, còn gia tốc từ đoạn đường 1 đến đoạn đường 3 tăng dần, nhưng từ đoạn đường 3 đến đoạn đường 4 thì gia tốc giảm dần.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (3)

Em có thể? (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39)

Hướng dẫn giải

Chuyển động của xe máy khi chuẩn bị dừng đèn đỏ là chuyển động có gia tốc vì xe chịu tác dụng của lực ma sát, lực này làm cho xe chuyển động chậm dần tức là vận tốc giảm dần trong một khoảng thời gian.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)