Bài 7: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Vận dụng 4 (SGK Cánh diều - Trang 43)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

Hải sản sau khi đánh bắt trên tàu, thuyền cần được bảo quản để tránh hư hỏng, thối rữa gây giảm năng suất trong khi đợi đưa về đất liền để tiêu thụ. Do đó, trên các tàu đánh cá, ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá bằng cách ướp lạnh, giúp cá tươi lâu, làm chậm quá trình hư hỏng, phân huỷ cá…

  (Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Tuyết lạnh có nhiệt độ rất thấp, nhiệt độ này gây ức chế sự phát triển của các vi sinh vật phân hủy xác ướp. Vì vậy quá trình phân huỷ xác cũng bị ức chế nên xác ướp không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Đề xuất thí nghiệm:

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

- Hoá chất: Đá vôi dạng bột, dung dịch HCl 1 M; dung dịch HCl 2 M.

Tiến hành:

- Cho lần lượt 1 gam đá vôi dạng bột vào ống nghiệm 1 và 2.

-  Sau đó, cho vào ống nghiệm 1 khoảng 5 mL HCl 1 M; cho vào ống nghiệm 2 khoảng 5 mL dung dịch HCl 2 M.

- Ghi lại thời gian bột đá vôi tan hết ở mỗi ống nghiệm (hoặc so sánh tốc độ thoát khí ở mỗi ống nghiệm) và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Thí nghiệm 3 (SGK Cánh diều - Trang 44)

Hướng dẫn giải

- Lượng bót khí thoát ra ở bình số 2 nhiều hơn bình số 1.

Nhận xét :

- Dd có nồng độ càng cao thì tốc độ phản ứng cao lên và mạnh hơn. 

Giải thích :

Khi nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Do khi nồng độ các chất tham gia phản ứng tăng thì số phần tử hoạt động có trong một đơn vị thể tích tăng dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng → tốc độ phản ứng tăng.

(Trả lời bởi Đào Tùng Dương)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

MnO2 làm tăng tốc độ phản ứng

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (2)

Luyện tập 5 (SGK Cánh diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

MnO2 được sử dụng như một chất xúc tác để tăng tốc phản ứng

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Tìm hiểu thêm (SGK Cánh diều - Trang 45)

Hướng dẫn giải

Tham khảo

- Khái niệm enzyme: Enzyme là chất xúc tác sinh học đặc hiệu làm tăng tốc độ phản ứng, không bị biến đổi khi kết thúc phản ứng.

- Vai trò của enzyme tiêu hóa: Enzyme tiêu hóa có vai trò xúc tác cho các phản ứng phân giải các chất trong thức ăn (tinh bột, chất đạm, chất béo,...) thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thu được. Như vậy, nhờ sự hoạt động của enzyme tiêu hóa, quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra với tốc độ nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)