Bài 7. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả địa lí

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Quan sát hình 7.1, hãy:

- Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

=> Trái Đất quay quanh Mặt trời theo hướng  từ Tây sang Đông 

- Nhận xét trục của Trái Đất trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời.

=> trong quá trình chuyển động quay quanh MT - TĐ nghiêng 1 góc không đổi 66033' so với mặt phẳng quỹ đạo và không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

A:xuân

B:hè

C:thu

D:đông

=>dựa vào sự thay đổi của thực vật và lượng ánh sáng MT

(Trả lời bởi Ng Ngọc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

- Ngày 23/9, bán cầu Nam ngả về phía MT => nhận đc nhiều ánh sáng và nhiệt hơn bán cầu Bắc

=> Ngày 22/12,Bán cầu Bắc là mùa lạnh còn bán cầu Nam là mùa nóng.

- MT chiếu thẳng góc vào giữa trưa ở vĩ tuyến 23o27'B trên TĐ.

(Trả lời bởi Ng Ngọc)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Hãy xác định các mùa ở vùng ôn đới bán cầu Nam trong các khoảng thời gian:

=>

từ ngày 21-03 đến 22-6 => mùa thu 

từ ngày 22-06 đến ngày 23-09=>  mùa đông 

từ ngày 23-09 đén ngày 22-12 =>  mùa xuân 

từ ngày 22-12 đến ngày 21-03 => mùa hạ 

(Trả lời bởi animepham)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

độ dài ngày – đêm ở hai chí tuyến ngày 22/6:

Chí tuyến Bắc: Bị che khuất nên có đêm dài nhất trong năm.Chí tuyến Nam: Được Mặt trời chiếu sáng nên có ngày dài nhất trong năm. (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 130)

Hướng dẫn giải

Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau.  Càng xa xích đạo thì thời gian ngày và đêm càng chênh lệch.

Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu 1 (SGK Cánh Diều - Trang 131)

Hướng dẫn giải

- Ngày 21-3 và ngày 23-9, tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với Xích đạo do không bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/6, tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27′B do lúc đó bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.

- Ngày 22/12 tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa chiếu thẳng góc với vĩ tuyến 23o27′N do lúc đó bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Cánh Diều - Trang 131)

Hướng dẫn giải

- Chị bạn Huy nói đúng.

- Vì Ô-xtrây-li-a thuộc bán cầu Nam. Mà vào tháng 12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Vì vậy, tháng 12 bán cầu Nam là mùa nóng => Ô-xtrây-li-a là mùa nóng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh Diều - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Câu tục ngữ nói về sự thay đổi của thời gian ở các mùa trong năm. Mùa đông thì ngày ngắn đêm dài, mùa hè thì ngày dài đêm ngắn, nhắc nhở con người sắp xếp thời gian sao cho phù hợp

(Trả lời bởi minh nguyet)
Thảo luận (1)