Bài 6 Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á (từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 35)

Hướng dẫn giải

a/ Diện mạo khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ X - XVI

- Trên cơ cở các vương quốc phong kiến đã được hình thành ở các giai đoạn trước, từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc này tiếp tục phát triển.

- Vào khoảng thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuongs Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người trong kháng chiến chống ngoại xâm đã dẫn đến sự ra đời của một số vương quốc phong kiến mới v à sự thống nhất, hình thành một số vương quốc phong kiến rộng lớn hơn.

- Từ thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bắt đầu quá trình suy vong.

b/ Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ X – XVI:

- Trong các thế kỉ X – XVI, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa độc đáo, có đóng góp quan trọng cho nền văn minh nhân loại.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII:

+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, Vương quốc Pa-gan đã phát triển và thống nhất lãnh thổ, mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma.

+ Trên bán đảo Đông Dương, ngoài Đại Việt và Chăm-pa, Vương quốc Campuchia của người Khơ-me trở nên cường thịnh.

 

- Vào thế kỉ XIII, quân Mông – Nguyên mở rộng xâm lược xuống Đông Nam Á. Nhu cầu liên kết giữa các quốc gia nhỏ và các tộc người để chiến đấu chống ngoại xâm đã dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến thống nhất.

+ Người Thái lập ra các vương quốc Su-khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chinh phục Su-khô-thay thành lập quốc gia thống nhất (Thái Lan ngày nay).

+ Vương quốc Lan Xang được thành lập (Lào ngày nay).

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK - Trang 37)

Hướng dẫn giải

Qua đoạn tư liệu, ta thấy hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca là:

– Thế kỉ XV, Ma-lắc-ca ó vị trí chiến lược trong tuyến đường thương mại quốc tế đặc biệt là thương mại trên biển. Nằm giữa In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

– Ma-lắc-ca chỗ dừng chân cho các thuyền buôn nước ngoài trên tuyến đường thương mại bằng đường biển quốc tế => thuận lợi cho việc mua bán hàng hóa.

– Nơi đây là nơi chiếm 1/4 lượng giao thông hàng hải thế giới hàng năm. Nhiều nền kinh tế lớn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thương mại thông qua eo biển này.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK - Trang 38)

Hướng dẫn giải

 Các thành tựu văn hóa tiêu biểu ở các quốc gia Đông Nam Á:

- Tín ngưỡng – tôn giáo:

+ Từ thế kỉ XIII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở Đông Nam Á như ở Lan Xang, Cam-pu-chia, các vương quốc của người Thái, người Miến Điện.

+ Nhiều ngôi chùa được xây dựng bên cạnh việc thờ phụng mà còn trở thành những trung tâm văn hóa thời bấy giờ.

 

+ Hồi giáo cũng được du nhập vào Đông Nam Á vào thế kỉ XII – XIII. 

- Chữ viết – văn học:

+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái được hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.

+ Chữ Lào ra đời khoảng thế kỉ XIV.

+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán (Trung Quốc), người Việt đã tạo ra chữ Nôm.

+ Bên cạnh văn học dân gian, dòng văn học viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Sách của các ông vua” của In-đô-nê-xi-a, “Truyện sử Mã Lai” của Ma-lai-xi-a,…

- Kiến trúc, điêu khắc:

+ Nhiều công trình kiến trúc như đền, chùa, tháp,… được xây dựng: khu đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan),…

+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu,… thể hiện sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và sự sáng tạo của các nghệ nhân Đông Nam Á.

Nhận xét:

+ Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.

+ Các nước này đều có những nét tương đồng nhất định về văn hóa.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi mục 2 (SGK - Trang 38)

Hướng dẫn giải

Việc các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng đã cho thấy:

+ Cư dân Đông Nam Á không tiếp thu một cách thụ động hay “sao chép y nguyên” thành tựu ngôn ngữ của nước ngoài, mà đã có sự tiếp thu chọn lọc và sáng tạo, biến đổi sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của dân tộc mình.

+ Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 38)

Vận dụng (SGK - Trang 38)