Mô tả kĩ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con. Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Mô tả kĩ thuật trồng rừng bằng hạt và bằng cây con. Nêu ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Hãy mô tả kĩ thuật chăm sóc rừng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Làm cỏ, vun xới
+ Định kì 3 năm liên tục sau khi trồng. Số lần làm coe, vun xới trong năm tùy thuộc tình hình cụ thể.
+ Thời điểm làm cỏ, vun xới tốt nhất là ngay trước thời kì cỏ dại sinh trưởng mạnh nhất hoặc trước khi bón phân thúc.
+ Có thể làm toàn diện hoặc làm cục bộ. Phương thức toàn diện áp dụng cho địa hình bằng phẳng và cục bộ áp dụng cho địa hình dốc.
- Bón phân thúc:
+ Loại phân bón, liều lượng, thời gian và phương pháp tùy thuộc vào nhân tố cụ thể như: điều kiện lập địa, loài cây, giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.
- Tưới nước:
+ Lượng nước, số lần căn cứ vào đặc điểm phân bố nông – sâu của hệ rễ, quy luật sinh trưởng của loài cây trong từng năm, từng giai đoạn tuổi và điều kiện lập địa để quyết định.
- Tỉa dặm, tỉa thưa:
+ Dùng kéo, dao,... cắt bỏ các cành phía dưới 1/3 chiều dài của tán cây. Tiến hành vào mùa khô, thời tiết khô ráo.
- Trồng dặm:
+ Sau khi trồng 20-30 ngày phải kiểm tra tỉ lệ sông. Nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm. Nếu trên 85%, chỉ trồng dặm ở những nơi cây chết tập trung, kĩ thuật trồng dặm như trồng chính.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Vì sao nên làm cỏ, vun xới trước khi phân thúc?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiNên làm cỏ, vun xới trước khi phân thúc vì làm cỏ, vun xới có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước, trừ cỏ dại cạnh tranh thức ăm với cây rừng và phá bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh hại.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Nêu các thời vụ chính ở nước ta. Giải thích vì sao thời vụ trồng rừng ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam khác nhau.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Thời gian trồng rừng:
+ Miền Bắc: mùa xuân hoặc mùa xuân hè (tháng 2 – tháng 7)
+ Miền Trung: mùa mưa (tháng 9 – tháng 12)
+ Miền Nam: mùa mưa (tháng 5 – tháng 11)
Thời vụ trồng có sự khác nhau do điều kiện khí hậu tự nhiên có sự khác nhau rõ rệt:
- Miền bắc:
+ Mùa xuân: Mưa phùn, ẩm ướt, thích hợp cho cây con bén rễ, phát triển.
+ Mùa xuân hè: Trời mát mẻ, ít mưa, ít sâu bệnh, cây dễ thích nghi và phát triển tốt.
- Miền trung:
+ Mùa mưa: Có lượng mưa lớn, giúp cây con sinh trưởng mạnh mẽ. Ẩm độ cao, ít nắng nóng, hạn chế bốc hơi nước, cây dễ sống.
- Miển nam:
+ Mùa mưa: Lượng mưa dồi dào, thích hợp cho nhiều loại cây rừng phát triển.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Quan sát, nêu tên, ý nghĩa các biện pháp chăm sóc rừng phù hợp trong Hình 5.2.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình 5.2.a: Bón phân thúc
Ý nghĩa: Giúp nâng cao độ phì nhiêu của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển của rừng, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm thu hoạch.
- Hình 5.2.b: Tỉa cành, tỉa thưa
Ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả quá trình trao đổi chất, cây sinh trưởng nhanh, giảm khuyết tật, nâng cao chất lượng gỗ,...
- Hình 5.2.c: Tưới nước.
Ý nghĩa: Giúp nâng cao tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây rừng.
- Hình 5.2.d: Làm cỏ, vun xới
Ý nghĩa: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng thấm nước, trừ cỏ dại cạnh tranh thức ăn với cây rừng và phá bỏ nơi ẩn nấp của sâu bệnh hại.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Mô tả kĩ thuật trồng một loài cây rừng mà em biết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGợi ý: Kỹ thuật trồng cây keo lai
1. Chuẩn bị:
- Giống cây: Chọn giống cây keo lai phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và mục đích trồng rừng. Nên chọn cây giống có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt.
- Đất trồng: Cây keo lai có thể phát triển trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt. Cần cày xới, bón phân lót trước khi trồng.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân (tháng 2 - tháng 4) và vụ thu (tháng 8 - tháng 10).
2. Trồng cây:
- Mật độ trồng: 1600 - 2000 cây/ha, hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m.
- Kỹ thuật trồng: Đào hố có kích thước phù hợp với bầu cây con. Đặt cây con vào hố, lấp đất và nén chặt xung quanh gốc cây. Tưới nước cho cây sau khi trồng.
3. Chăm sóc:
- Tưới nước: Tưới nước thường xuyên cho cây, đặc biệt là vào mùa khô. Lượng nước tưới tùy thuộc vào loại cây, thời tiết và điều kiện đất đai.
- Bón phân: Bón phân theo từng giai đoạn phát triển của cây. Sử dụng các loại phân bón phù hợp với từng loại cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp, ưu tiên biện pháp sinh học.
- Cắt tỉa, vun xới: Cắt tỉa cành, nhánh để tạo tán cây đẹp, thông thoáng. Vun xới đất quanh gốc cây để giúp cây phát triển tốt.
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Giải thích cơ sở lựa chọn thời vụ trồng rừng ở các vùng miền khác nhau của nước ta.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Miền Bắc:
+ Mùa xuân: Mưa phùn, ẩm ướt, thích hợp cho cây con bén rễ, phát triển.
+ Mùa xuân hè: Trời mát mẻ, ít mưa, ít sâu bệnh, cây dễ thích nghi và phát triển tốt.
- Miền Trung:
+ Mùa mưa: Có lượng mưa lớn, giúp cây con sinh trưởng mạnh mẽ. Ẩm độ cao, ít nắng nóng, hạn chế bốc hơi nước, cây dễ sống.
- Miền Nam:
+ Mùa mưa: Lượng mưa dồi dào, thích hợp cho nhiều loại cây rừng phát triển.
(Trả lời bởi datcoder)
Trồng rừng thường được thực hiện vào những thời gian nào trong năm? Trồng rừng như thế nào là đúng kĩ thuật? Chăm sóc rừng trồng (Hình 5.1) gồm những công việc nào?
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Thời gian trồng rừng:
+ Miền Bắc: mùa xuân hoặc mùa xuân hè (tháng 2 – tháng 7)
+ Miền Trung: mùa mưa (tháng 9 – tháng 12)
+ Miền Nam: mùa mưa (tháng 5 – tháng 11)
- Trồng rừng đúng kĩ thuật:
+ Chuẩn bị: chọn giống cây phù hợp, chuẩn bị đất trồng (tơi xốp, thoát nước tốt), lựa chọn cây con (khỏe mạnh, không sâu bệnh, đủ rễ).
+ Kĩ thuật trồng cây: lựa chọn thời vụ, mật độ và kĩ thuật phù hợp
+ Chăm sóc: tươi nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa và vun xới.
+ Bảo vệ cây rừng.
- Chăm sóc rừng trồng (Hình 5.1) gồm những công việc:
+ Phát quang, làm cỏ
+ Xới đất, vun gốc
+ Bón phân, tưới nước
+ Tỉa dặm
+ Phòng trừ sâu bệnh
(Trả lời bởi datcoder)
So sánh ưu, nhược điểm của trồng rừng bằng gieo hạt thẳng và trồng rừng bằng cây con.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Trồng rừng bằng gieo hạt thẳng Trồng rừng bằng cây con Ưu điểm - Chi phí thấp: Không cần phải đầu tư vào việc ươm cây con.
- Tỷ lệ cây sống cao: Cây con mọc lên từ hạt có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường xung quanh.
- Rễ cây phát triển mạnh: Cây con có bộ rễ ăn sâu, bám chắc vào đất, giúp cây chống chịu tốt với gió bão.
- Tạo được thảm thực bì đa dạng: Giúp bảo vệ đất và hạn chế xói mòn.
- Thời gian sinh trưởng ngắn: Cây con đã được ươm nên có thể phát triển nhanh hơn.
- Tỷ lệ cây sống cao: Cây con được chăm sóc tốt trước khi trồng nên có khả năng sống cao hơn.
- Cây con ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh: Cây con đã có sức đề kháng tốt hơn so với cây con mọc từ hạt.
Nhược điểm - Thời gian sinh trưởng dài: Cây con mọc từ hạt cần nhiều thời gian để phát triển hơn so với cây con. - Tỷ lệ nảy mầm thấp: Hạt giống có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường và các tác nhân khác. - Cây con dễ bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh: Cây con non yếu, chưa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. - Chi phí cao: Cần đầu tư vào việc ươm cây con.
- Rễ cây phát triển chưa mạnh: Cây con được ươm trong bầu nên bộ rễ chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học: Việc sử dụng cây con giống nhau có thể làm giảm đa dạng sinh học của rừng.
Nêu thực trạng chăm sóc rừng trồng ở nước ta.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nhận thức về tầm quan trọng của chăm sóc rừng trồng ngày càng được nâng cao
- Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng ngày càng được cải thiện
- Công tác bảo vệ rừng được tăng cường
- Công tác chăm sóc rừng trồng chưa được thực hiện đồng bộ
- Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm chưa hiệu quả
- Tình trạng khai thác rừng trái phép còn xảy ra
(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)