Bài 5. Giống vật nuôi

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tham khảo
Mèo ta:
- Thân hình: Mèo ta có kích thước trung bình, với chiều cao từ 25 đến 30 cm và nặng từ 3 đến 5 kg. Thân hình mèo ta thường khá linh hoạt và nhỏ gọn, tương đối thon dài, với đầu tròn và đôi tai nhỏ.
- Màu lông: Mèo ta có nhiều màu lông khác nhau, phổ biến nhất là màu trắng, đen và cam.
- Tính cách: Mèo ta có tính cách thân thiện, dễ gần và khá thông minh. Chúng thích khám phá, chơi đùa và rất thích được chăm sóc.
- Sinh sản: Mèo ta có khả năng sinh sản khá cao và chúng có thể sinh đến 2-3 lứa mỗi năm.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 26)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Giống lợn Móng Cái: Lợn có đầu màu đen, có điểm trắng giữa trán, lưng và mông có màng đen kéo dài hình yên ngựa, đầu to, miệng nhỏ dài, tại nhỏ và nhọn, lưng võng, bụng hơi xệ. Giống lợn này sinh sản tốt và nuôi con khéo
- Giống gà Leghorn: Gà có bộ lông và dái tai màu trắng, chân màu vàng, mắt màu đỏ. Giống gà này cho năng suất trứng cao.
- Giống vịt cỏ: Bộ lông của vịt có có nhiều màu khác nhau. Vịt có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi. Vịt có cho năng suất trứng khá cao.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
- Có chung nguồn gốc
- Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau và phân biệt với các giống khác
-  Có một số lượng cá thể nhất định
- Có tính di truyền ổn định
- Được Hội đồng Giống Quốc gia công nhận

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi :
- Quyết định đến năng suất chăn nuôi.
- Quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, cách quản lí và nuôi dưỡng 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Giữa gà Ri và gà Leghorn, ta thấy năng suất trứng của gà Leghorn cao hơn gấp đôi so với gà Ri.
Giữa trâu Việt Nam và trâu Murrah, ta thấy hàm lượng mỡ sữa của trâu Việt Nam cao hơn so với trâu Murrah.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, cần làm tốt công tác việc chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng ngày càng tốt hơn.

(Trả lời bởi Toru)
Thảo luận (2)

Vận dụng (SGK Cánh diều - Trang 27)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:
Nếu nuôi gà với mục đích đẻ trứng, em sẽ lựa chọn giống gà Leghorn.
Lý do chính là do gà Leghorn được biết đến với năng suất trứng cao và độ ổn định sản xuất trứng suốt cả năm.
Năng suất trứng của gà Leghorn đạt khoảng 240-260 quả/mái/năm, gấp đôi năng suất trứng của gà Ri.
Ngoài ra, gà Leghorn còn có khả năng tận dụng thức ăn hiệu quả và có tốc độ tăng trưởng nhanh, giúp giảm thời gian nuôi và chi phí cho việc nuôi gà.
Gà Mía cũng là một giống gà đẻ trứng được ưa chuộng ở Việt Nam, tuy nhiên năng suất trứng của chúng không cao bằng gà Leghorn và cần thời gian nghỉ ngơi sau mỗi đợt đẻ trứng.
Do đó, với mục đích nuôi gà để thu hoạch trứng, gà Leghorn là lựa chọn tốt hơn.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (2)