Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Luyện tập 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

a. - Nguyên nhân gây thất nghiệp: chi phí đầu vào sản xuất tăng, nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm lao động.

- Hậu quả:.

+ Giảm tiêu dùng, các doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp sản xuất, gây lãng phí nguồn lực.

+ Người lao động bị sụt giảm hoặc mất nguồn thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn.

+ Giảm tiêu dùng, các doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp sản xuất, gây lãng phí nguồn lực.

+ Thất nghiệp chu kì, do nền kinh tế suy thoái, thành phố đình trệ, doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất nên chị P phải tạm nghỉ việc.

b. - Nguyên nhân gây thất nghiệp: nền kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại nên dần bị đình trệ.

- Hậu quả:

+ Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất.

+ Nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng suy thoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, ngân sách nhà nước suy giảm,...

+ Người lao động bị sụt giảm hoặc mất nguồn thu nhập, đời sống gặp nhiều khó khăn.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 33)

Hướng dẫn giải

Nhận xét: 

- Cán bộ trung tâm giới thiệu việc làm đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đồng thời rất nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn chị M thủ tục và quy trình làm hồ sơ hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.

- Cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội đã làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị tạm thời ngừng việc, mất kế sinh nhai.

Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực và kịp thời của các cán bộ tại trung tâm giới thiệu việc làm và cơ quan Bảo hiểm xã hội, chị M đã vơi đi một phần khó khăn trong cuộc sống được hỗ trợ tìm nguồn sinh kế mới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 29)

Hướng dẫn giải

- Những chính sách Nhà nước thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong các trường hợp, thông tin là:

+ Trường hợp 1: Nhà nước thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; hỗ trợ người bị tạm thời ngừng việc; trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai.

+ Trường hợp 2: Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá và tiền tệ.

+ Trường hợp 3: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm; cải thiện dịch vụ thị trường lao động.

+ Thông tin: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:

+ Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, nhà nước thực hiện nhiều chính sách để kiểm soát và kiềm chế, ví dụ như: Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm; Chính sách an sinh xã hội; Chính sách giải quyết việc làm….

+ Ngoài ra, nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.

- Nhận xét về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp: 

Từ quý I/2020 đến quý II/2022, nhìn chung, số người và tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có xu hướng giảm. Cụ thể:

+ Về số người thất nghiệp: giảm từ 1083,4 nghìn người (vào quý I/2020), xuống còn 1070,6 nghìn người (vào quý II/2022).

+ Về tỉ lệ thất nghiệp: giảm từ 2,34% (vào quý I/2020), xuống còn 2,32% (vào quý II/2022).

Đánh giá: Nhà nước đã thực hiện tốt việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, đem lại những kết quả tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 32)

Hướng dẫn giải

a. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, nên đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng nguồn lao động. Người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới nên bị sa thải.

b. Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là do bản thân người lao động còn thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, cùng các kĩ năng hỗ trợ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 32)

Hướng dẫn giải

a. Không đồng tình, vì người lao động không tìm được việc làm do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng hiện đại là thuộc loại hình thất nghiệp cơ cấu. Còn thất nghiệp chu kì xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế. Khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm.

b. Không đồng tình, vì khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, sẽ đặt ra những yêu cầu mới, những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn lao động. Trong bối cảnh đó, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới, thì tất yếu sẽ bị sa thải, rơi vào tình trạng thất nghiệp.

c. Đồng tình, vì khi thất nghiệp, người lao động sẽ không có hoặc bị sụt giảm nguồn thu nhập, từ đó, họ sẽ hạn chế nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Và khi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa giảm thì các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất; đồng thời cũng gây lãng phí các nguồn lực.

d. Không đồng tình, vì với mỗi ngành nghề, mỗi loại công việc, vị trí việc làm sẽ có những yêu cầu khác nhau về kiến thức - nghiệp vụ - kĩ năng. Do đó, người lao động cần nghiên cứu, cân nhắc kĩ để lựa chọn được những công việc phù hợp với năng lực của bản thân. Tuy vậy, trong bối cảnh cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại, người lao động cũng nên bồi dưỡng thêm khả năng ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp để có thể hỗ trợ công việc và cuộc sống của bản thân được tốt hơn.

e. Đồng tình, vì việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trợ cấp… sẽ góp phần giúp người lao động vơi đi một phần khó khăn, hỗ trợ họ tìm nguồn sinh kế mới.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 28)

Hướng dẫn giải

-  Hậu quả của tình trạng thất nghiệp đã gây ra cho các doanh nghiệp và người lao động là:

+ Thông tin 1: Tình trạng thất nghiệp khiến cho phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải tạm ngừng kinh doanh; nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn rút khỏi thị trường. Bên cạnh đó, nó còn làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm của người lao động trong độ tuổi.

+ Thông tin 2: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đã khiến cho đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn, bấp bênh.

- Hậu quả của tình trạng thất nghiệp gây ra cho nền kinh tế và xã hội:

Hậu quả đối với nền kinh tế:

+ Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất.

+ Sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế;

+ Ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước.

Hậu quả đối với xã hội:

+ Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng;

+ Tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đầu tư phát triển xã hội.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Nhận xét về khả năng tìm việc làm, lí do chưa tìm được việc làm của mỗi chủ thể trong các trường hợp:

+ Trường hợp 1: Bà A có khả năng tìm được việc làm, do bà vẫn trong độ tuổi lao động và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề may. Bà A chưa tìm được việc làm là do thời gian trước đó, bà xin nghỉ việc để điều trị bệnh; hiện tại, bà đang trong quá trình tìm việc làm phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của mình.

+ Trường hợp 2: Ông M có khả năng tìm được việc làm do ông có khả năng lao động và đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Ông M chưa tìm được việc làm là do công trình trước đó mà ông làm đã được hoàn thành; hiện tại, ông đang trong quá trình tìm việc ở công trình khác.

+ Trường hợp 3: Anh Q có khả năng tìm được việc làm do anh trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có kinh nghiệm làm việc. Anh Q chưa tìm được việc do anh vừa chuyển nhà lên thành phố Hà Nội và đang dành thời gian tìm công việc phù hợp với năng lực chuyên môn.

- Các yếu tố thể hiện tình trạng thất nghiệp là: người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm.

Khái niệm: thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.

- Biểu hiện của thất nghiệp và các loại hình thất nghiệp là:

+ Thất nghiệp tự nguyện: người lao động không muốn làm việc do điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp của họ.

+ Thất nghiệp không tự nguyện: người lao động mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.

+ Thất nghiệp tạm thời: sự chuyển dịch không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống.

+ Thất nghiệp cơ cấu: sự biến động cơ cấu kinh tế và sự thay đổi công nghệ dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn, lao động không đáp ứng yêu cầu sẽ bị đào thải.

+ Thất nghiệp chu kì: thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kì kinh tế: thất nghiệp nhiều khi kinh tế suy thoái, ít khi kinh tế phát triển, mở rộng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 26)

Hướng dẫn giải

- Một số trường hợp người lao động không có việc làm,  không có thu nhập là:

+ Trường hợp 1: Tại thời điểm cuối quý I/2023, Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động có 68.048 nhân viên, giảm 5.960 nhân viên so với con số hồi đầu năm. Trước đó, trong quý IV/2022, Công ty giảm 6.223 nhân viên. Lý giải về việc cắt giảm tới 12.000 nhân sự chỉ trong vòng 6 tháng, MWG cho biết, “là do biến động tự nhiên”. Thực tế, sức cầu tiêu dùng yếu, phân khúc di động cao cấp đang gặp nhiều khó khăn do tình trạng thừa cung, trong khi nhu cầu ổn định khiến đại lý phải giảm giá bán, thậm chí bán lỗ để thu hồi vốn. Trong hoàn cảnh đó, cửa hàng này đã phải cắt giảm một nửa nhân viên để “cầm cự” qua giai đoạn này.

+ Trường hợp 2: Anh H cho biết là kỹ sư xây dựng tại một tập đoàn xây dựng có tiếng trong nước đã hơn 10 năm nay. Nhưng từ cuối 2022, anh gặp khó khi các dự án luôn trong tình trạng ì ạch, lượng công việc cũng mỗi ngày một ít lại khiến công ty chậm trễ việc trả lương thậm chí là nợ lương của nhân viên. Nản chí, nhiều kỹ sư như anh đã bỏ việc.

+ Trường hợp 3: Nhu cầu nhân lực dành cho trình độ ĐH mỗi năm ở Thành phố Hồ Chí Minh không quá 33.000 chỗ việc làm, nhưng có đến gần 80.000 sinh viên tốt nghiệp hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh từ các trường ĐH. Đó là chưa kể lượng sinh viên tốt nghiệp ĐH từ các địa phương khác đổ về Thành phố Hồ Chí Minh xin việc. Dư thừa trình độ lao động cử nhân là thực tế, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn không tuyển được. Nguyên do là có đến 70% sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ…

- Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp:

+ Trường hợp 1: Sức cầu tiêu dùng yếu khiến các doanh nghiệp, cửa hàng buộc phải cắt giảm nhân sự.

+ Trường hợp 2: Do khối lượng công việc và các chế độ liên quan đến lương không đáp ứng  điều kiện của người lao động.

+ Trường hợp 3: Năng lực của người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Khám phá 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 27)

Hướng dẫn giải

- Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp trong các thông tin trên là:

+ Thông tin 1: Cơ cấu nền kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế số, nên đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng nguồn lao động.

+ Thông tin 2: Bản thân người lao động còn thiếu chuyên môn, nghiệp vụ, cùng các kĩ năng hỗ trợ nên không đáp ứng được yêu cầu công việc.

- Một số nguyên nhân khác dẫn đến thất nghiệp của người lao động hiện nay là:

+ Doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động hoặc đóng cửa.

+ Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

+ Bản thân người lao động mong muốn nhận được mức lương cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn mức hiện hành.

+ Người lao động thiếu kĩ năng và kỉ luật trong công việc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 32)

Hướng dẫn giải

a. Thất nghiệp cơ cấu, do doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại, dẫn đến yêu cầu lao động có trình độ cao hơn và ông B không đáp ứng yêu cầu việc làm nên bị đào thải.

b. Thất nghiệp không tự nguyện, do anh M có mong muốn đi làm nhưng không thể tìm kiếm được việc làm.

c. Thất nghiệp chu kì, do nền kinh tế suy thoái, thành phố đình trệ, doanh nghiệp A tạm ngưng sản xuất nên chị P phải tạm nghỉ việc.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)