Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các trường hợp, thông tin, kết hợp quan sát biểu đồ sau và trả lời câu hỏi

       Trường hợp 1

      Tình trạng thất nghiệp làm cho cuộc sống người lao động trở nên khó khăn, đời sống tinh thần bất ổn, lo âu. Nhằm giúp người lao động vơi đi một phần khó khăn, tìm được nguồn sinh kế mới, Nhà nước thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, hỗ trợ người bị tạm thời ngưng việc, trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai.

         Trường hợp 2

       Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.

          Trường hợp 3

         Nền kinh tế thực hiện quá trình chuyển đổi số sẽ làm cho một bộ phận người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới, họ không có việc làm, không có thu nhập và gia tăng tình trạng thất nghiệp trong xã hội. Nhà nước cần hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động, khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm, cải thiện dịch vụ thị trường lao động.

          THÔNG TIN

          Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Mục tiêu của chính sách là phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021 – 2025: tăng trưởng GDP bình quân 6,5 – 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn.

(Theo Báo Chính phủ, Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, ngày 24-1-2022)

Câu hỏi:

- Nhà nước thực hiện những chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

- Theo em, Nhà nước có vai trò gì trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

- Từ biểu đồ trên, em có nhận xét gì về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp? Qua đó, em đánh giá như thế nào về kết quả kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp của Nhà nước?

datcoder
15 tháng 7 2024 lúc 22:12

- Những chính sách Nhà nước thực hiện để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp trong các trường hợp, thông tin là:

+ Trường hợp 1: Nhà nước thực hiện trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; hỗ trợ người bị tạm thời ngừng việc; trợ cấp cho người bị mất kế sinh nhai.

+ Trường hợp 2: Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá và tiền tệ.

+ Trường hợp 3: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp tự tạo việc làm; cải thiện dịch vụ thị trường lao động.

+ Thông tin: Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp:

+ Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

+ Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, nhà nước thực hiện nhiều chính sách để kiểm soát và kiềm chế, ví dụ như: Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm; Chính sách an sinh xã hội; Chính sách giải quyết việc làm….

+ Ngoài ra, nhà nước còn thường xuyên quan tâm đào tạo lao động trình độ cao, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm.

- Nhận xét về sự biến động số người và tỉ lệ thất nghiệp: 

Từ quý I/2020 đến quý II/2022, nhìn chung, số người và tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có xu hướng giảm. Cụ thể:

+ Về số người thất nghiệp: giảm từ 1083,4 nghìn người (vào quý I/2020), xuống còn 1070,6 nghìn người (vào quý II/2022).

+ Về tỉ lệ thất nghiệp: giảm từ 2,34% (vào quý I/2020), xuống còn 2,32% (vào quý II/2022).

Đánh giá: Nhà nước đã thực hiện tốt việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, đem lại những kết quả tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.