Bài 4. Đồ thị của hàm số bậc nhất y=ax+b(a khác 0)

Bài 2 (SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều trang 77)

Hướng dẫn giải

* Hai đường thẳng y = -2x + 5 và đường thẳng y = 4x – 1 có hệ số góc khác nhau nên hai đường thẳng đó cắt nhau

* Hai đường thẳng y = -2x và đường thẳng y = 4x - 1 có hệ số góc khác nhau nên hai đường thẳng đó cắt nhau.

* Hai đường thẳng y = -2x + 5 và đường thẳng y = -2x có hệ số góc bằng nhau và hệ số tự do khác nhau nên hai đường thẳng đó song song với nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều trang 77)

Bài 4 (SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều trang 77)

Hướng dẫn giải

* Đường thẳng y = ax + b \(\left( {a \ne 0} \right)\)

Vì hệ số góc bằng -1 nên a = -1

Suy ra đường thẳng  đã cho là: y = -x + b

Đường thẳng đi qua điểm M(1; 2) nên thay tọa độ điểm M(1; 2) vào đường thẳng y = -x + b ta được:

2 = -x + b suy ra b = 3

Vậy đường thẳng đã cho tìm được là y = -x + 3

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều trang 77)

Hướng dẫn giải

a) Vẽ đường thẳng y = 2x -1 trên mặt phẳng tọa độ

Với x = 0 thì y = -1, ta được điểm A(0; -1) thuộc đồ thị hàm số y = 2x – 1

Với x = 1 thì y = 1, ta được điểm B(1; 1) thuộc đường thẳng y = 2x – 1

Đồ thị hàm số y = 2x – 1 là một đường thẳng đi qua hai điểm A(0; -1) và điểm B(1; 1)

b) Vì đường thẳng y = ax + b \(\left( {a \ne 0} \right)\) song song với đường thẳng y = 2x -1 nên a = 2

Đường thẳng dã cho là: y = 2x + b

Vì đường thẳng y = 2x + b đi qua điểm M(1; 3) nên:

3 = 2.1 + b suy ra b = 1

Vậy đường thẳng cần tìm là; y = 2x + 1

* Vẽ đường thẳng y = 2x + 1

Với x = 0 thì y = 1, ta được điểm P(0, 1) thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1

Với x = 1 thì y = 1, ta được điểm Q(1; 3) thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1

Đồ thị hàm số y = 2x + 1 là đường thẳng đi qua hai điểm P(0; 1) và Q(1; 3)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều trang 77)

Hướng dẫn giải

a) Quan sát hình 24, ta thấy:

Tung độ giao điểm của hai đường thẳng \({d_1},{d_2}\) đều bằng 2.

Nhận xét: Hai chuyển động đều có cùng tốc độ ban đầu là 2m/s.

b) Trong 2 đường thẳng \({d_1},{d_2}\) đường thẳng d2 có hệ số góc lớn hơn.

c) Từ giây thứ nhất trở đi, vật thứ hai có tốc độ lớn hơn vì đường thẳng d2 cao hơn đường thẳng d1 từ giây thứ nhất.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)