Bài 36. Động vật

Câu hỏi 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Tác hại của động vật đối với thực vật: Động vật hút nhựa, ăn lá cây, hoa, quả và các bộ phận khác của cây → Cây bị tổn hại, ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, thậm chí cây sẽ chết.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Tên một số loài động vật gây hại:

- Chuột phá hoại mùa màng

- Muỗi, ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh

- Ốc sên, sâu bướm ăn lá cây

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 131)

Hướng dẫn giải

Các biện pháp phòng tránh các bệnh về giun sán:

- Rửa tay thường xuyên (đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh)

- Ăn chín uống sôi

- Hạn chế ăn rau sống

- Tẩy giun 6 tháng một lần

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 132)

Hướng dẫn giải

Để phân biệt các nhóm động vật không xương sống, ta dựa vào đặc điểm hình dạng cơ thể của chúng.

Ví dụ:

- Nhóm ruột khoang: cơ thể hình trụ, có nhiều tua miệng, đối xứng tỏa tròn, sống ở môi trường nước.

- Nhóm giun: hình dạng cơ thể đa dạng (dẹp, hình ống, phân đốt), cơ thể có đối xứng hai bên, đã phân biệt đầu đuôi - lưng bụng, thường sống trong đất ẩm, môi trường nước hoặc trong cơ thể sinh vật.

- Nhóm thân mềm: có cơ thể mềm, không phân đốt thường có vỏ đá vôi bao bọc, xuất hiện điểm mắt. Chúng có số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước và môi trường sống.

- Nhóm chân khớp: câu tạo cơ thể chia làm ba phần (đầu, ngực, bụng); cơ quan di chuyển (chân, cánh); cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, bộ xương ngoài bằng chitin để nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, các đôi chân khớp động. Số lượng loài đa dạng và phân bố khắp các dạng môi trường.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Em có thể 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 132)

Hướng dẫn giải

Các biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán:

- Cần tập thói quen tẩy giun định kì cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kĩ, chế biến hợp vệ sinh.

- Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn tiết canh, thịt lợn tái, các loại gỏi cá, nem chua sống, thịt bò tái, đối với các loại rau sống cần phải ngâm rửa kĩ trước khi ăn.

- Quản lí phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông. Không sử dụng phân tươi để bón cho cây trồng nhất là các loại rau.

- Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Người mắc bệnh giun, sán cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)