Bài 3. Sử dụng kính lúp

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

- Đọc chữ nhỏ trong sách cần kính lúp ở hình a).

Vì kính lúp nhỏ, có thể cầm tay dễ dàng di chuyển theo mắt người đọc.

- Sửa chữa đồng hồ cần kính lúp ở hình c.

Vì người thợ vừa không cần dùng tay để cầm kính, 2 tay có thể sửa đồng hồ, ngoài ra loại kính này áp sát vào mắt giúp cho người thợ có thể di chuyển đầu và mắt dễ dàng để sửa các chi tiết nhỏ.

- Soi mẫu vải cần kính lúp ở hình b.

Vì kính có dạng này giúp người làm có thể đặt các mẫu vải ở dưới, 2 tay có thể thao tác với các mẫu vải vì kính cố định ở bàn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Học sinh dùng kính lúp quan sát dòng chữ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

a) Từ từ dịch kính lúp ra xa chiếc lá sẽ không nhìn rõ chi tiết.

b) Bây giờ, nếu tiếp tục dịch kính xa chiếc lá hơn một chút, ảnh của chiếc lá sẽ mờ đi. Khi đó, kích thước của chiếc lá nhìn thấy qua kính to hơn.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Em có thể 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Học sinh dùng kính lúp quan sát và mô tả gân của một chiếc lá.

Ví dụ: Dùng kính lúp quan sát lá gai, ta thấy lá có gân hình mạng. 

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)