Bài 3: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà

Giải chỉ dẫn hoạt động hoặc lời nhắc nhở (SGK Cánh Diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Bạn trong hình này bị đau bụng do ăn đồ sống. Gia đình em chưa từng bị bao giờ.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Quan sát (SGK Cánh diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Hình 1: Bạn An đã rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Mẹ bạn An dùng lồng bàn để đậy thức ăn tránh ruồi, nhặng.

Hình 2: Bố bạn Hà đang hướng dẫn Hà cất thuốc vào tủ để tránh uống nhầm gây nguy hiểm.

Hình 3: Mẹ của Hà đang cất những chất tẩy rửa cần thận để thức ăn và đồ dùng không bị nhiễm chất độc hại.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Thảo luận (SGK Cánh diều - Trang 16)

Hướng dẫn giải

Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống là:

- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm.

- Thức ăn phải được đậy kĩ đảm bảo vệ sinh.

- Để các chất tẩy rửa đúng nơi, không nhầm lẫn với đồ nấu ăn.
Em và các thành viên trong gia đình cần phải làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống:

- Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn.

- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

- Đậy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa.

- Để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định.

Em sẽ làm khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc qua đường ăn uống: đưa đến bệnh viện cập cứu kịp thời.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Thực hành, xử lí tình huống (SGK Cánh diều - Trang 17)

Hướng dẫn giải

Em sẽ gọi cấp cứu theo số máy 115, báo ngay cho người lớn và gây nôn. 

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Giải câu hỏi quan sát mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 14)

Hướng dẫn giải

1. Là bánh chưng  

2. Là ly nước 

3. Là hộp sữa

4. Là cơm 

5. Là pin 

6. Là dầu, xăng, bình xịt muỗi 

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi hoặc thảo luận mục 1 (SGK Cánh diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Ăn thịt gỏi hay thịt cá, và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ; ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ; ăn các món gỏi; uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Thực hành, xử lí tình huống (SGK Cánh diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Lý do có thể gây ngộ độc là:

- Ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do kí sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

- Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc.

- Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Ví dụ như cá nóc, cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, …

-Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)

Thực hành, xử lí tình huống (SGK Cánh diều - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Bạn Lan: Thưa bác sĩ, vì sao chúng ta lại bị ngộ độc ạ?

Bác sĩ: Chúng ta có thể bị ngộ độc thực phẩm do kí sinh trùng. Ví dụ như các loại thức ăn mà đã bị nấm, mốc đấy cháu ạ.

Bạn Lan: Vậy còn thức ăn bị ôi thiu thì có thể gây ngộ độc khi ăn không ạ?

Bác sĩ: Có đấy cháu ạ! Thức ăn bị ôi thiu là những thức ăn đã bị biến chất và sinh ra các loại chất độc hại cho cơ thể của chúng ta.

Bạn Lan: Vậy còn những lí do nào khác có thể gây ngộ độc không ạ?

Bác sĩ: Có những thực phẩm chứa sẵn chất độc như cá nóc, con cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm cũng có thể khiến chúng ta bị ngộ độc. Ngoài ra, các thực phẩm bị nhiễm các chất hoá học do ô nhiễm kim loại nặng, do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, do phụ gia thực phẩm, do các chất phóng xạ cũng gây ngộ độc. Cháu cần cẩn thận và tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm nêu trên nhé.

Bạn Lan: Dạ vâng ạ! Cháu sẽ ghi nhớ và tuyên truyền đến mọi người thông tin hữu ích này ạ.

(Trả lời bởi Người Già)
Thảo luận (1)