Bài 3. Hàm số bậc nhất y=ax+b(a≠0)

Thực hành 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 18-21)

Hướng dẫn giải

a) \(y = 5x + 2\);

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) ta được điểm \(A\left( {0;2} \right)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{{ - 2}}{5}\) ta được điểm \(B\left( {\dfrac{{ - 2}}{5};0} \right)\) trên \(Ox\).

Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(A;B\) ta được đồ thị của hàm số \(y = 5x + 2\).

b) \(y =  - 2x - 6\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y =  - 6\) ta được điểm \(C\left( {0; - 6} \right)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x =  - 3\) ta được điểm \(D\left( { - 3;0} \right)\) trên \(Ox\).

Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm \(C;D\) ta được đồ thị của hàm số \(y =  - 2x - 6\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 18-21)

Hướng dẫn giải

Vì cứ treo thêm 1 kg vật nặng thì lò xo dài thêm 3 cm nên treo thêm \(x\)kg vật nặng thì lò xo dài thêm \(3x\) cm.

Chiều dài của lò xo sau khi treo vật nặng là:

\(y = 3x + 20\).

b) Vẽ đồ thị hàm số \(y = 3x + 20\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 20\) ta được điểm \(M\left( {0;20} \right)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x = \dfrac{{ - 20}}{3}\) ta được điểm \(N\left( {\dfrac{{ - 20}}{3};0} \right)\) trên \(Ox\).

Đồ thị hàm số \(y = 3x + 20\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M;N\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 18-21)

Hướng dẫn giải

a) Hàm số \(y = 4x + 2\) là hàm số bậc nhất vì có dạng \(y = ax + b\) với\(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Ta có, \(a = 4;b = 2\).

b) Hàm số \(y = 5 - 3x =  - 3x + 5\) là hàm số bậc nhất vì có dạng \(y = ax + b\) với\(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Ta có, \(a =  - 3;b = 5\).

c) Hàm số \(y = 2 + {x^2}\) không phải là hàm số bậc nhất vì không có dạng \(y = ax + b\) với\(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\).

d) Hàm số \(y =  - 0,2x\) là hàm số bậc nhất vì có dạng \(y = ax + b\) với\(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Ta có, \(a =  - 0,2;b = 0\).

e) Hàm số \(y = \sqrt 5 x - 1\) là hàm số bậc nhất vì có dạng \(y = ax + b\) với\(a,b\) là các số cho trước và \(a \ne 0\). Ta có, \(a = \sqrt 5 ;b =  - 1\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

a) Để hàm số \(y = \left( {m - 1} \right)x + m\) là hàm số bậc nhất thì \(m - 1 \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 1\).

Vậy để hàm số \(y = \left( {m - 1} \right)x + m\) là hàm số bậc nhất thì \(m \ne 1\).

b) Ta có: \(y = 3 - 2mx =  - 2mx + 3\)

Để hàm số \(y =  - 2mx + 3\) là hàm số bậc nhất thì \( - 2m \ne 0 \Leftrightarrow m \ne 0\).

Vậy để hàm số \(y = 3 - 2mx\) là hàm số bậc nhất thì \(m \ne 0\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 3a (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

- Vẽ đồ thị hàm số \(y = x\)

Cho \(x = 1 \Rightarrow y = 1\)\( \Rightarrow \) đồ thị hàm số đi qua điểm \(A\left( {1;1} \right)\).

Đồ thị hàm số \(y = x\)là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\left( {0;0} \right)\) và \(A\left( {1;1} \right)\).

- Vẽ đồ thị hàm số \(y = x + 2\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) ta được điểm \(B\left( {0;2} \right)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x =  - 2\) ta được điểm \(M\left( { - 2;0} \right)\) trên \(Ox\).

Đồ thị hàm số\(y = x + 2\)là đường thẳng đi qua hai điểm \(B\left( {0;2} \right)\) và \(M\left( { - 2;0} \right)\).

- Vẽ đồ thị hàm số \(y =  - x\)

Cho \(x = 1 \Rightarrow y =  - 1\)\( \Rightarrow \) đồ thị hàm số đi qua điểm \(C\left( {1; - 1} \right)\).

Đồ thị hàm số \(y =  - x\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\left( {0;0} \right)\) và \(C\left( {1; - 1} \right)\).

- Vẽ đồ thị hàm số \(y =  - x + 2\)

Cho \(x = 0 \Rightarrow y = 2\) ta được điểm \(B\left( {0;2} \right)\) trên trục \(Oy\).

Cho \(y = 0 \Rightarrow x = 2\) ta được điểm \(N\left( {2;0} \right)\) trên \(Ox\).

Đồ thị hàm số \(y =  - x + 2\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(B\left( {0;2} \right)\) và \(N\left( {2;0} \right)\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 3b (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

Vì đường thẳng \(y = x\);\(y = x + 2\) song song với nhau và \(y =  - x\);\(y =  - x + 2\) song song với nhau nên tứ giác \(OABC\) là hình bình hành.

Lại có \(OC;OA\) là đường chéo của hình vuông có độ dài cạnh là 1 nên \(OC = OA\). Do đó, tứ giác \(OABC\) là hình thoi.

Lại có \(OC;OA\) là đường chéo của hình vuông nên cũng là đường phân giác. Do đó, \(\widehat {COB} = \widehat {AOB} = 45^\circ  \Rightarrow \widehat {COA} = \widehat {COB} + \widehat {AOB} = 45^\circ  + 45^\circ  = 90^\circ \)

Hình thoi \(OABC\) có góc \(\widehat {COA} = 90^\circ \) nên tứ giác \(OABC\) là hình vuông.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \(C = \dfrac{5}{9}.\left( {F - 32} \right) = \dfrac{5}{9}F - \dfrac{5}{9}.32 = \dfrac{5}{9}F - \dfrac{{160}}{9}\)

Vì \(C = \dfrac{5}{9}F - \dfrac{{160}}{9}\) có dạng\(C = aF - b\) với \(a = \dfrac{5}{9}\) và \(b =  - \dfrac{{160}}{9}\) nên \(C\) là hàm số bậc nhất của biến số \(F\).

b)

- Với \(F = 32 \Rightarrow C = \dfrac{5}{9}.32 - \dfrac{{160}}{9} = \dfrac{{160}}{9} - \dfrac{{160}}{9} = 0\)

Vậy vớ \(F = 32\) thì \(C = 0\).

- Với \(C = 100 \Rightarrow 100 = \dfrac{5}{9}F - \dfrac{{160}}{9}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{5}{9}F = 100 - \dfrac{{160}}{9}\)

\( \Leftrightarrow \dfrac{5}{9}F = \dfrac{{740}}{9}\)

\( \Leftrightarrow F = \dfrac{{740}}{9}:\dfrac{5}{9}\)

\( \Leftrightarrow F = 149\)

Vậy khi \(C = 100\) thì \(F = 149\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

Công thức tính chu vi đường tròn:

\(C = \pi .d = \pi .2r\) (đơn vị độ dài)

Trong đó, \(C\) là chu vi đường tròn; \(r\) là bán kính đường tròn; \(d\) là đường kính đường tròn.

Vì \(C = 2\pi .r\) nên \(C\) là hàm số bậc nhất theo biến \(r\) vì có dạng \(C = a.r + b\).

Ta có: \(C = 2\pi .r\) nên \(a = 2\pi ;b = 0\).

Vậy C là một hàm số bậc nhất theo biến \(r\) với \(a = 2\pi ;b = 0\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Bài 6a (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

Cứ 1 giờ người đó lại đi được \(v\) km.

Cứ 2 giờ người đó lại đi được \(2v\)km.

Vậy sau \(t\left( h \right)\) người đó sẽ đi được quãng đường \(v.t\) km.

Vậy ta có công thức tính \(s\)theo \(t\) như sau: \(s = v.t\) trong đó \(v\) là vận tốc, \(t\) là thời gian và \(s\) là quãng đường đi được.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6b (SGK Chân trời sáng tạo trang 22)

Hướng dẫn giải

Với \(v = 4 \Rightarrow s = 4t\). Khi đó \(s\) là hàm số bậc nhất theo biến \(t\).

Với \(t = 1 \Rightarrow s = 4.1 = 4 \Rightarrow \) đồ thị hàm số đi qua điểm \(A\left( {1;4} \right)\).

Đồ thị hàm số \(s = 4t\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(O\left( {0;0} \right)\) và \(A\left( {1;4} \right)\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)