Bài 3. Hai đường thẳng song song

Bài 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 80)

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{A_1}}\) ( 2 góc đối đỉnh), mà \(\widehat {{A_3}} = 32^\circ \) nên \(\widehat {{A_1}} = 32^\circ \)

Vì \(\widehat {{A_3}} + \widehat {{A_4}} = 180^\circ \)( 2 góc kề bù) nên \(32^\circ  + \widehat {{A_4}} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{A_4}} = 180^\circ  - 32^\circ  = 148^\circ \)

Vì \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{A_4}}\)( 2 góc đối đỉnh), mà \(\widehat {{A_4}} = 148^\circ \) nên \(\widehat {{A_2}} = 148^\circ \)

Vì a // b nên:

+)  \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_1}}\) ( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {{A_3}} = 32^\circ \) nên \(\widehat {{B_1}} = 32^\circ \)

+) \(\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_2}}\)( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {{A_4}} = 148^\circ \) nên \(\widehat {{B_2}} = 148^\circ \)

+) \(\widehat {{A_3}} = \widehat {{B_3}}\) ( 2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{A_3}} = 32^\circ \) nên \(\widehat {{B_3}} = 32^\circ \)

+) \(\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_4}}\)( 2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{A_4}} = 148^\circ \) nên \(\widehat {{B_4}} = 148^\circ \)

Chú ý:

Trong các bài tập tìm số đo góc, ta có thể sử dụng linh hoạt các vị trí đối đỉnh, so le trong, đồng vị, kề bù.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 80)

Hướng dẫn giải

Vì đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b tạo thành một cặp góc so le trong ( góc A4 và B3) bằng nhau nên a // b ( Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song)

Vì a // b nên theo tính chất của 2 đường thẳng song song:

a) Các so le trong bằng nhau

b) Các góc đồng vị bằng nhau

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 80)

Hướng dẫn giải

Cách 1: Kiểm tra 2 góc ở vị trí so le trong có bằng nhau không. Nếu bằng nhau thì 2 đường thẳng song song.

Cách 2: Kiểm tra 2 góc ở vị trí đồng vị có bằng nhau không. Nếu bằng nhau thì 2 đường thẳng song song.

Cách 3: Kiểm tra 2 đường thẳng có cùng song song với 1 đường thẳng không. Nếu có thì 2 đường thẳng song song.

Cách 4: Kiểm tra 2 đường thẳng có cùng vuông góc với 1 đường thẳng không. Nếu có thì 2 đường thẳng song song.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 80)

Hướng dẫn giải

a) Góc ở vị trí so le trong với góc \(\widehat {{B_2}}\) là: \(\widehat {{A_4}}\)

Góc ở vị trí đồng vị với góc \(\widehat {{B_2}}\) là: \(\widehat {{A_2}}\)

b) Vì a // b nên:

+) \(\widehat {{A_4}} = \widehat {{B_2}}\)( 2 góc so le trong), mà \(\widehat {{B_2}} = 40^\circ \) nên \(\widehat {{A_4}} = 40^\circ \)

+) \(\widehat {{A_2}} = \widehat {{B_2}}\) ( 2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{B_2}} = 40^\circ \) nên \(\widehat {{A_2}} = 40^\circ \)

Ta có: \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{B_3}} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên \(40^\circ  + \widehat {{B_3}} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{B_3}} = 180^\circ  - 40^\circ  = 140^\circ \)

c) Ta có: \(\widehat {{B_2}} + \widehat {{B_1}} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên \(40^\circ  + \widehat {{B_1}} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{B_1}} = 180^\circ  - 40^\circ  = 140^\circ \)

Vì a // b nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_1}}\) (2 góc đồng vị) nên \(\widehat {{A_1}} = 140^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 80)

Hướng dẫn giải

Cách 1: Vì a//b, a \( \bot \) CD nên b \( \bot \) CD. Do đó, \(\widehat {{D_1}}=90^\circ \).

Vì a//b nên \(\widehat {{A_1}} + \widehat {{B_1}}=180^0\) (2 góc trong cùng phía) nên \(\widehat {{B_1}} + 70^\circ  = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{B_1}} = 180^\circ  - 70^\circ  = 110^\circ \)

Vậy \(\widehat {{B_1}} =110^0; \widehat {{D_1}}=90^\circ \).

Cách 2: Vì a // b nên 

+) \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{D_2}}\) ( 2 góc đồng vị), mà \(\widehat {{C_1}} = 90^\circ \) nên \(\widehat {{D_2}} = 90^\circ \). Do đó, b\( \bot \) CD nên \(\widehat {{D_1}}=90^\circ \)

+) \(\widehat {{A_1}} = \widehat {{B_2}}\) ( 2 góc so le trong) nên \(\widehat {{B_2}} = 70^\circ \)

Ta có: \(\widehat {{B_1}} + \widehat {{B_2}} = 180^\circ \)( 2 góc kề bù) nên \(\widehat {{B_1}} + 70^\circ  = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{B_1}} = 180^\circ  - 70^\circ  = 110^\circ \).

Vậy \(\widehat {{B_1}} =110^0; \widehat {{D_1}}=90^\circ \).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 81)

Hướng dẫn giải

a) Vì a,b cùng vuông góc với đường thẳng AB nên a // b

b) Vì \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{C_2}}( = 40^\circ )\). Mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên b // c ( Dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song)

c) Vì a // b, b //c nên a // c

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 81)

Hướng dẫn giải

a) Vì m và n cùng vuông góc với CD nên m // n

b) Ta có: \(\widehat {{A_2}} + \widehat {{A_1}} = 180^\circ  \Rightarrow 120^\circ  + \widehat {{A_1}} = 180^\circ  \Rightarrow \widehat {{A_1}} = 180^\circ  - 120^\circ  = 60^\circ \)

Vì m // n nên \(\widehat {{A_1}} = \widehat {ABD}\) ( 2 góc so le trong) nên \(\widehat {ABD}\) = 60\(^\circ \)

Vậy x = 60\(^\circ \)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)