Cùng với chất béo và protein, carbohydrate là một trong ba nguồn cung cấp dinh dưỡng cấn thiết cho cơ thể.
Carbohydrate là gì? Chúng có cấu tạo, tính chất hoá học như thế nào và được ứng dụng ra sao trong đời sống?
Cùng với chất béo và protein, carbohydrate là một trong ba nguồn cung cấp dinh dưỡng cấn thiết cho cơ thể.
Carbohydrate là gì? Chúng có cấu tạo, tính chất hoá học như thế nào và được ứng dụng ra sao trong đời sống?
Dựa vào đặc điểm nào để phân loại carbohydrate?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiDựa vào phản ứng thủy phân carbohydrate để phân loại carbohydrate thành:
+ Monosaccharide: Là nhóm carbohydrate đơn giản nhất, không bị thuỷ phân. Ví dụ: glucose, fructose.
+ Disaccharide: Là nhóm carbohydrate phức tạp hơn, khi bị thuỷ phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành hai phân tử monosaccharide. Ví dụ: saccharose, maltose.
+ Polysaccharide: Là nhóm carbohydrate phức tạp nhất, khi bị thuỷ phân hoàn toàn, mỗi phân tử tạo thành nhiều phân tử monosaccharide. Ví dụ: tinh bột, cellulose.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tại sao mật ong ngọt hơn nhiều các loại trái cây chín?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrái cây chín chứa nhiều glucose, mật ong chứa nhiều fructose mà fructose có vị ngọt hơn glucose nên mật ong ngọt hơn nhiều các loại trái cây chín.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
So sánh đặc điểm cấu tạo của phân tử glucose và fructose ở dạng mạch hở.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Giống: Phân tử glucose và fructose đều là các polyalcohol (có nhiều nhóm –OH).
- Khác:
+ Phân tử glucose có một nhóm aldehyde (-CHO).
+ Phân tử fructose có một nhóm ketone (-C=O)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tiến hành Thí nghiệm 1, quan sát hiện tượng xảy ra. Nhận xét và rút ra kết luận.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hiện tượng:
+ Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, xuất hiện kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2. \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} + {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)
+ Nhỏ dung dịch glucose vào ống nghiệm chứa kết tủa, lắc đều, kết tủa tan. Phản ứng xảy ra như sau:
\(2{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{11}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)
- Nhận xét: Glucose có khả năng hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường base ở nhiệt độ thường.
- Kết luận: Trong phân tử glucose có các nhóm –OH kề nhau, do đó glucose có tính chất của polyalcohol (hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường).
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tiến hành Thí nghiệm 2 theo hướng dẫn. Nhận xét và giải thích hiện tượng quan sát được sau thí nghiệm.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hiện tượng: có sự tạo thành kết tủa trắng bạc bám trên thành ống nghiệm.
- Nhận xét: Glucose phản ứng với thuốc thử Tollens tạo thành kết tủa trắng bạc.
- Giải thích hiện tượng: Glucose phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa Ag.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tiến hành Thí nghiệm 3 theo hướng dẫn. Nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. Vì sao fructose cũng tham gia phản ứng này?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Nhận xét:
+ Glucose hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:
\(2{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{{\rm{11}}}}{{\rm{O}}_{\rm{6}}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)
+ Glucose phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base khi đun nóng tạo kết tủa màu đỏ gạch.
- Tuy fructose không có nhóm –CHO nhưng trong môi trường kiềm, frutose chuyển hóa thành glucose nên fructose vẫn tham gia phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường base khi đun nóng.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tiến hành Thí nghiệm 4 theo hướng dẫn. Nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hiện tượng: nước bromine bị mất màu.
- Giải thích: Glucose có nhóm chức –CHO, bromine oxi hóa glucose, phản ứng xảy ra làm nước bromine mất màu.
\({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{OH(CHOH}}{{\rm{)}}_{\rm{4}}}{\rm{CHO + B}}{{\rm{r}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{OH(CHOH}}{{\rm{)}}_{\rm{4}}}{\rm{COOH + 2HBr}}\)
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Tại sao các phản ứng lên men lại cần nhiệt độ không quá cao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong các phản ứng lên men, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác. Cũng như nhiều phản ứng hóa học, tốc độ phản ứng có enzyme tăng khi nhiệt độ tăng. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao tốc độ phản ứng lại giảm do enzyme bị biến tính, thay đổi cấu trúc nên hoạt tính enzyme giảm mạnh. Vậy nên các các phản ứng lên men cần nhiệt độ không quá cao.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Vì sao trong y học, người ta thường dùng glucose để trị chứng hạ đường huyết?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong chuyển hóa năng lượng, glucose là nguồn nguyên liệu quan trọng nhất để tạo ra năng lượng trong quá trình hô hấp tế bào. Khi thiếu glucose, các cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, thậm chí là ngất, hiện tượng này gọi là hạ đường huyết. Do đó, trong y học, người ta thường dùng glucose để trị chứng hạ đường huyết.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)