Bài 29. Tứ giác nội tiếp

Bài tập 9.18 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Vì ABCD là tứ giác nội tiếp nên \(\widehat A + \widehat C = {180^o},\widehat B + \widehat D = {180^o}\)

a) Ta có:

\(\widehat C = {180^o} - \widehat A = {180^o} - {60^o} = {120^o};\\\widehat D = {180^o} - \widehat B = {180^o} - {80^o} = {100^o}\)

b) Ta có:

\(\widehat A = {180^o} - \widehat C = {180^o} - {90^o} = {90^o};\\\widehat D = {180^o} - \widehat B = {180^o} - {70^o} = {110^o}\)

c) Ta có:

\(\widehat A = {180^o} - \widehat C = {180^o} - {100^o} = {80^o};\\\widehat B = {180^o} - \widehat D = {180^o} - {60^o} = {120^o}\)

d) Ta có:

\(\widehat B = {180^o} - \widehat D = {180^o} - {110^o} = {70^o};\\\widehat C = {180^o} - \widehat A = {180^o} - {80^o} = {100^o}\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 9.19 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Tứ giác ABDC nội tiếp (O) nên \(\widehat {ABD} + \widehat {ACD} = {180^o}\), mà \(\widehat {ICA} + \widehat {ACD} = {180^o}\) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {IBD} = \widehat {ICA}\)

Tứ giác ABDC nội tiếp (O) nên\(\widehat {CAB} + \widehat {CDB} = {180^o}\), mà \(\widehat {CAB} + \widehat {IAC} = {180^o}\) (hai góc kề bù) nên \(\widehat {IAC} = \widehat {IDB}\)

Tam giác IAC và tam giác IDB có:

Góc I chung 

\(\widehat {ICA} = \widehat {IBD}\) (cmt).

Do đo, $\Delta IAC\backsim \Delta IDB\Rightarrow \frac{IA}{IC}=\frac{ID}{IB}\Rightarrow IA.IB=IC.ID$.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 9.20 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Vì ABCD là hình bình hành nên \(\widehat A = \widehat C\).

Mà hình bình hành ABCD nội tiếp đường tròn O nên \(\widehat A + \widehat C = 180^\circ\).

Từ đó, ta có \(\widehat A = \widehat C = \frac{180^\circ}{2} = 90^\circ\).

Hình bình hành ABCD có một góc vuông nên là hình chữ nhật.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 9.21 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Vì AB//CD nên \(\widehat A + \widehat D = {180^o}\) (hai góc trong cùng phía)

Vì tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp nên \(\widehat A + \widehat C = {180^o}\)

Do đó, \(\widehat C = \widehat D\).

Hình thang ABCD có \(\widehat C = \widehat D\) nên ABCD là hình thang cân.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 9.22 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Xét hình chữ nhật ABCD có \(AB = 2CB\) nội tiếp đường tròn (O) bán kính 2,5cm.

Vì ABCD là hình chữ nhật nên ABCD nội tiếp đường tròn (O) có đường kính \(AC = 5cm\).

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại B ta có:

\(A{B^2} + B{C^2} = A{C^2}\)

\(B{C^2} + 4B{C^2} = 25\)

\(BC = \sqrt 5 cm\) nên \(AB = 2\sqrt 5 cm\)

Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD là:

\(S = AB.BC = \sqrt 5 .2\sqrt 5  = 10\left( {c{m^2}} \right)\)

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 9.23 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2 - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Giả sử ABCD là khung cổng hình chữ nhật (AB = CD = 3 m và AD = BC = 4 m) nội tiếp nửa đường tròn (O) (hình vẽ).

Gọi H là trung điểm của $C D$.
Khi đó $H B=H C=\frac{1}{2} B C=\frac{1}{2} \cdot 4=2(\mathrm{~m})$ và H nằm trên đường trung trực của BC.

Vì $\mathrm{B}, \mathrm{C}$ cùng nằm trên nửa đường tròn $(\mathrm{O})$ nên $\mathrm{OB}=\mathrm{OC}$, suy ra O nằm trên đường trung trực của $B C$.

Do đó OH là đường trung trực của đoạn thẳng BC , nên $\mathrm{OH} \perp \mathrm{BC}$.
Mà $B C / / A D$ (do $A B C D$ là hình chữ nhật) nên $O H \perp A D$.
Xét tứ giác $A B H O$ có $\widehat{O A B}=\widehat{A O H}=\widehat{O H B}=90^{\circ}$ nên ABHO là hình chữ nhật.

Do đó $\mathrm{OH}=\mathrm{AB}=3(\mathrm{~m})$.
Xét $\triangle \mathrm{OBH}$ vuông tại H , theo định lí Pythagore, ta có:
$$
\mathrm{OB}^2=\mathrm{OH}^2+\mathrm{HB}^2=3^2+2^2=13
$$

Do đó $O B=\sqrt{13} \mathrm{~m}$.
Nửa chu vi đường tròn $(\mathrm{O})$ là: $\pi \sqrt{13}(\mathrm{~m})$.
Vậy chiều dài của đoạn thép làm khung nửa đường tròn đó là: $\pi \sqrt{13}(\mathrm{~m})$.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)