Bài 22. Những vấn đề chung về bảo về môi trường trong trồng trọt

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

Chọn A

Bởi vì đốt rơm rạ thì sẽ gây ô nhiễm không khí

=> Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

-Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người

-Ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản do thực phẩm bị mất vệ sinh

-Ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân do hàng hóa ko xuất khẩu được

-Ảnh hưởng đến cảnh quan, gây suy thoái môi trường và gây biến đổi khí hậu

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 121)

Hướng dẫn giải

-Đất trồng bị thoái hóa(bị axit hóa, bị kiềm hóa,...)

-Đất trồng và nguồn nước bị nhiễm độc tố(tồn dư bảo vệ thực  vật, kim loại nặng,...)

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Ô nhiễm đất làm cho cây thiếu chất dinh dưỡng

Ô nhiễm ko khi làm cho cây không đủ nước cung cấp cho cây làm cho cây khô héo. Nếu tưới nước bẩn cho cây, làm cho cây bị nhiễm độc tố -> cây chết

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

-Khi phun hóa chất bảo vệ thực vật vào cây trồng, hóa chất sẽ ngấm vào trong cây và từ đó sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng. 

=>Con người chúng ta khi sử dụng sản phẩm này thì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe

-Lạm dụng hóa chất xử lí đất dẫn đến hóa chất tích tụ trong đất làm ô nhiễm môi trường đất. Rồi từ môi trường đất nó dẫn sang môi trường ao, hồ, sông, suối và cả biển làm ô nhiễm môi trường nước. 

=>Con người khi sử dụng nguồn nước này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Đây đúng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong trồng trọt

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Vận dụng mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 122)

Hướng dẫn giải

Môi trường trồng trọt bị ô nhiễm rất nặng.

Nguyên nhân là do ý thức của con người là không có, họ đổ rác thải vào nơi trồng trọt và chẳng ai xử lý

(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Một số biện pháp nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường trong trồng trọt:

- Giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường ngay tại nơi mình sinh sống.

- Tổ chức vệ sinh đường làng ngõ xóm định kì hàng tuần, hàng tháng và trồng cây. 

- Tìm hiểu về các loại phân bón, chăm sóc cây trồng.

- Không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, dùng đúng liều, đúng lúc.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Việc đốt rơm, rạ làm gây ra những tác hại:

- gây khói bụi; làm ô nhiễm môi trường và dễ gây cháy nổ

- tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho người dân (do khói bụi bay lên gây mất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông).

- không khí trở nên ngột ngạt, gây khó khăn cho hô hấp, tác động trực tiếp đến sức khỏe của mọi người.

Để sử dụng rơm rạ có ích và không gây ô nhiễm môi trường:

- chủ động thu gom rơm rạ để sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi vừa tăng thu nhập, vừa tốt cho đồng ruộng (lót chỗ cho gà vịt nằm, gom để dành trồng rau)

- phơi ruộng một vài ngày rồi vùi rơm rạ vào trong đất cho phân hủ

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 mục 3 (SGK Cánh Diều - Trang 123)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Cách xử lý rác thải nguy hại và phụ phẩm trong trồng trọt:

- Phương pháp sinh học: xử lý bùn, đất thải bị ô nhiễm bằng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải với mục đích là giảm bớt ảnh hưởng xấu của chúng tới môi trường.

- Phương pháp hóa học và phương pháp hóa lý: tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải bằng những kỹ thuật như: kỹ thuật hấp thu khí, kỹ thuật trích ly bay hơi, kỹ thuật dòng tới hạn, kỹ thuật chưng cất,…; Sử dụng hệ thống tân tiến xử lý kim loại và nhựa nhiễm các thành phần độc hại, sau khi làm sạch kim loại và nhựa sẽ được tái chế.

- Phương pháp ổn định hóa rắn: làm tăng tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán, gây ô nhiễm môi trường; Sử dụng hệ thống xử lý tro, bụi, khí thải tách các thành phần nguy hại sau đó hóa rắn trực tiếp; Sử dụng phương pháp phối trộn với các vật liệu thấm hút sau đó thiêu hủy trong lò đốt, tro còn lại được hóa rắn.

- Phương pháp nhiệt: Phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội dành cho những chất thải không thể chôn lấp nhưng có khả năng cháy ở thể rắn, lỏng, khí.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)