Bài 21: Vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Mở đầu (SGK Cánh diều - Trang 83)

Câu hỏi 1 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Diễn biến cơ bản về chính trị của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Từ đầu thế kỉ X, Chăm-pa thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công của Chân Lạp ở phía Nam. 

- Cuối thế kỉ X, Vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng và dần bị thay thế bởi vương triều Vi-giay-a.

- Khoảng năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô từ In-đờ-ra-pu-ra về Vi-giay-a.

- Từ thế kỉ XI-XIII, vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động.

- Năm 1220, chiến tranh Chân Lạp và Chăm pa kết thúc. 

- Nửa sau thế kỉ XIII, chính trị Chăm pa bước vào giai đoạn ổn định. 

- Giữa thế kỉ XVI, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

(Trả lời bởi HT.Phong (9A5))
Thảo luận (2)

Câu hỏi 2 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Tình hình kinh tế  Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa. 

- Nghề đánh bắt thủy hải sản phát triển và đóng góp và vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế. 

- Các nghề thủ công truyền thống nổi bật ở Chăm-pa làm đồ gốm, đóng thuyền, chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc…

- Nội thương ở Chăm-pa gắn liền với mạng lưới trao đổi ven sông. 

- Ngoại thương phát triển, với hoạt động buôn bán của nhiều tàu nước ngoài. 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 mục 1 (SGK Cánh Diều - Trang 83)

Hướng dẫn giải

Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm. 

Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa. 

Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..

Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Cánh Diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam. 

Đến thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán, lãnh thổ chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp. 

 

Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, người Khơ-me tập trung ổn định Lục Chân Lạp nên Thủy Chân Lạp không được quan tâm. 

Từ thế kỉ XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này. 

Cư dân cùng đất Nam Bộ chủ yếu khai thác thủy hải sản, lâm thổ sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ. 

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở đây rất rõ nét.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Cánh Diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Thời gian

Sự kiện

Từ đầu thế kỉ X

Chăm-pa thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công của Chân Lạp ở phía Nam.

Cuối thế kỉ X

Vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng và dần bị thay thế bởi vương triều Vi-giay-a.

Từ thế kỉ XI-XIII

vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động.

Năm 1220

Chiến tranh Chân Lạp và Chăm pa kết thúc. 

Nửa sau thế kỉ XIII

Chính trị Chăm pa bước vào giai đoạn ổn định.

Giữa thế kỉ XVI

Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Cánh Diều - Trang 85)

Hướng dẫn giải

Tháp Pô Klong Garai gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Panduranga - vùng đất cực Nam của vương quốc Chămpa xưa, nay thuộc địa bàn các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Dựa trên bia ký, phong cách kiến trúc, nghệ thuật trang trí, cùng hiện vật gắn với di tích và một số tư liệu khác…, có thể tin rằng, tại vị trí đền tháp hiện nay từng có một đền tháp thờ Siva (?), được xây dựng từ thế kỷ XI, sau đó được chuyển hóa thành tháp thờ vua Pô Klong Garai (kết hợp với Siva). Tức là, tháp Pô Klong Garai hiện nay có thể được xây dựng trên nền móng hoặc được tu bổ, tôn tạo trên cơ sở của một ngôi tháp cũ vào khoảng cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV. Đây là một vấn đề hết sức lý thú, cần được tiếp tục nghiên cứu và giải mã. Tuy nhiên, với đối tượng chính là tháp Pô Klong Garai gắn với chức năng thờ Pô Klong Garai, chúng tôi tạm xác định, ngôi tháp hiện nay có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV.

Di tích tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 86.969,3m2 (khu vực bảo vệ I: 1.571,5m2, khu vực bảo vệ: II 8.5397,8m2). Trong phạm vi di tích hiện nay, ngoài các hạng mục sân, vườn, tường rào, đường nội bộ, cổng (cổng vào di tích và cổng phía Đông), tổ hợp công trình phục vụ du lịch - văn hóa, kiến trúc phụ trợ, miếu thờ, phế tích kiến trúc…, còn 3 kiến trúc gốc tương đối hoàn chỉnh, gồm tháp trung tâm (KaLan), tháp cổng (Gopura) và tháp nhà.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)