Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới

Mở đầu (SGK - Trang 60)

Hướng dẫn giải

- Phân bố dân cư chịu tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố từ tự nhiên đến kinh tế - xã hội. Các nhân tố này không tác động riêng lẻ mà kết hợp với nhau -> Dân cư phân bố không đồng đều. (Có nghĩa là vùng thuận lợi tự nhiên cũng sẽ phát triển kinh tế - xã hội => Dân cư ồ ạt tới => Dân cư đông, khu vực nào ven biển hay ở núi cao chịu nhiều ảnh hưởng thiên tai => Sự phát triển của kinh tế - xã hội có biến động => Dân cư ít)

- Các đô thị là khu vực có nhiều thuận lợi để định cư, kinh tế phát triển, là các trung tâm thương mại sầm uất, nơi có nhiều cơ hội việc làm, lương bổng hậu hĩnh, chất lượng cuộc sống tiện nghi và đảm bảo hơn, các dịch vụ như văn hoá - giáo dục - y tế - thể thao,... được quan tâm và đẩy mạnh.  -> Thu hút được nhiều dân cư đến sinh sống và làm việc, là nơi tập trung đông dân.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 61)

Hướng dẫn giải

- Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư:

Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

Kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.

+ Di cư.

Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (2)

Câu hỏi (SGK - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 61)

Hướng dẫn giải

Các nhân tố tác động đến đô thị hoá: Quá trình đô thị hoá diễn ra thuận lợi hay khó khăn, nhanh hay chậm, diễn biến theo hướng tích cực hay tiêu cực, phụ thuộc vào sự tác động của nhiều nhân tố.

- Nhân tố tự nhiên

+ Các đặc điểm tự nhiên như quỹ đất, địa hình, nguồn nước, tài nguyên khoáng sản,... tạo thuận lợi hay khó khăn cho đô thị hoá.

+ Tuy nhiên, các nhân tố tự nhiên không phải là nhân tố quyết định đô thị hoá.

- Nhân tố kinh tế - xã hội

+ Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp gắn với khoa học - công nghệ có tác động đặc biệt quan trọng tới đô thị hoá. Công nghiệp hoá và đô thị hoá là hai quá trình song hành và hỗ trợ nhau cùng phát triển.

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hoá, nghề nghiệp,... đều có tác động đến quá trình đô thị hoá.

+ Chính sách phát triển đô thị được đề ra xuất phát từ những hoàn cảnh cụ thể về tự nhiên, kinh tế - xã hội,... của quốc gia, của vùng và được ban hành bởi các chính sách về quy hoạch đô thị. Đây là nhân tố quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 62)

Hướng dẫn giải

a) Ảnh hưởng tích cực
Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ờ các đô thị..

b) Ảnh hưởng tiêu cực
Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế- xã hội

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 62)

Vận dụng (SGK - Trang 62)

Hướng dẫn giải

Vấn đề tích cực: Tăng nguồn lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh sang dịch vụ - công nghiệp, tăng tổng thu nhập tỉnh/thành, nâng cao chất lượng đời sống bà con địa phương.

Vấn đề tiêu cực: Bùng nổ dân số, lạm phát, quá tải về các vấn đề giao thông - văn hoá - giáo dục - y tế, các vấn đề về phúc lợi xã hội, ô nhiễm môi trường.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)