Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

Mở đầu (SGK - Trang 55)

Hướng dẫn giải

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại. Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người. Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

- Cơ cấu dân số thường đề cập đến: giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân và các đặc trưng khác

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 55)

Hướng dẫn giải

Đặc điểm và tình hình phát triển dân số trên thế giới

- Từ khoảng giữa thế kỉ XX, số dân thế giới tăng rất nhanh (bùng nổ dân số), nhưng gần đây đã tăng chậm lại.

- Năm 2020 số dân thế giới đạt khoảng 7,8 tỉ người.

- Tuy nhiên, ở các khu vực, các quốc gia, số dân có sự biến động khác nhau.

- Dân số tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, chiếm khoảng 83,3% dân số thế giới và ngày càng tăng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 56)

Hướng dẫn giải

+ Gia tăng dân số tự nhiên là gia tăng do 2 nhân tố sinh đẻ và tử vong quyết định, thể hiện qua tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 56)

Hướng dẫn giải

- Gia tăng dân số cơ học là sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

- Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường lớn hơn tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất xuất cư thường lớn hơn tỉ suất nhập cư.

- Gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 56)

Hướng dẫn giải

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).

- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.

- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 57)

Hướng dẫn giải

Các nhân tố tác động đến gia tăng dân số:

- Điều kiện tự nhiên và môi trường sống:

+ Góp phần tăng hoặc làm giảm mức nhập cư. Ví dụ: Những khu vực đồng bằng màu mỡ, khí hậu ôn hòa thu hút nhiều dân cư đến sinh sống. Ngược lại, những khu vực có khí hậu khắc nghiệt, núi cao hiểm trở ít dân cư sinh sống.

+ Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư. Ví dụ: Châu Phi là châu lục có khí hậu khô nóng, nhiều dịch bệnh => tỉ lệ tử vong, mức xuất cư cao.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại. Ví dụ: Các quốc gia phát triển có trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao => mức sinh, mức xuất cư thấp. Các quốc gia đang phát triển thì ngược lại.

+ Tập quán, tâm lí xã hội, cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong. Ví dụ: Trung Quốc là 1 quốc gia có tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, trước khi điều chỉnh chính sách dân số, người dân cố đẻ con trai => mức sinh cao.

+ Chính sách về dân số ảnh hưởng đến mức sinh, mức di cư. Ví dụ: “Chính sách một con” của Trung Quốc đã làm giảm mức sinh nhanh chóng của quốc gia này. (Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 58)

Hướng dẫn giải

-  Cơ cấu dân số theo giới:

+ Biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ  hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng phần trăm (%).

+ Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

+ Cơ cấu theo giới ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

+ Phân tích cơ cấu theo giới, ngoài khía cạnh sinh học người ta còn chú ý đến khía cạnh xã hội như vị thế, vai trò, quyền lợi, trách nhiệm của nam và nữ giới.

- Cơ cấu dân số theo tuổi:

+ Là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

+ Trên thế giới, người ta thường chia dân số thành ba nhóm tuổi: nhóm dưới tuổi lao động (0 - 14 tuổi), nhóm tuổi lao động (15-59 hoặc đến 64 tuổi), nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi hoặc 65 tuổi) trở lên.

+ Để nghiên cứu cơ cấu sinh học, người ta thường sử dụng: tháp dân số (hay tháp tuổi).



 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

Với nhóm nước thu nhập thấp: KV1 có tỉ lệ cao, KV2 và KV3 tỉ lệ thấp hơn.

=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông - lâm - thuỷ sản, chưa có sự chuyển mình mạnh mẽ công nghiệp hoá - hiện đại hoá => Trình độ phát triển thấp.

Với nhóm nước có thu nhập cao thì KV1 chiếm tỉ lệ rất nhỏ, KV2 chiếm một phần tương đối trong nền kinh tế quốc gia, KV3 nắm vai trò chủ đạo và quyết định 

=> Nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào dịch vụ, và đã đi theo con đường phát triển kinh tế Công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Tháp dân số Ê-ti-ô-pi-a: đáy tháp mở rộng, thu hẹp dần lên đỉnh tháp.

=> Tỉ suất sinh cao, tỉ lệ trẻ em đông; dân số tăng nhanh và tuổi thọ trung bình thấp.

- Tháp dân số Ấn Độ: tháp mở rộng ở giữa, thu hẹp lại về phía đỉnh và đáy tháp.

=> Dân số đang có sự chuyển tiếp từ dân số trẻ sang già; tỉ suất sinh giảm, tỉ lệ trẻ em ít; gia tăng dân số có xu hướng giảm dần.

- Tháp dân số Ca-na-đa: tháp hẹp ở đáy và đỉnh tháp mở rộng hơn.

=> Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ em và cao ở người già; tuổi thọ trung bình cao; dân số ổn định về quy mô và cơ cấu.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK - Trang 59)

Hướng dẫn giải

5 năm gần đây ở địa phương em có sự phát triển về kinh tế vượt bậc, đặc biệt là mảng công nghiệp - dịch vụ. Đồng thời những dịch vụ - tiện ích ở địa phương em có nhiều áp dụng tiến bộ, chất lượng nâng cao về nhiều mặt như y tế, văn hoá, xã hội, giáo dục,...Vì thế số lượng người chết giảm đi, số lượng trẻ em sinh ra cũng tăng theo, số lượng người chuyển đi ít lại, và số lượng người chuyển đến tăng mạnh. Vì thế hầu như trong 5 năm qua dù cho có 2 năm ảnh hưởng nặng nề của dịch nhưng mà tình hình dân số nơi em sống đa phần là tăng.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)