Bài 2. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Khởi động (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

Ta có thể nhận biết vị trí tương đối của đường thẳng a và đường tròn (O; R) thông qua hệ thức giữa khoảng cách d từ tâm O đến đường thẳng a và bán kính R như bảng sau:

Vị trí tương đối

của đường thẳng và đường tròn

Số

điểm chung

Hệ thức giữa d và R

Đường thẳng và đường tròn cắt nhau

2

d < R

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau

1

d = R

Đường thẳng và đường tròn không giao nhau

0

d > R

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 101)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \(a\) và đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) có 2 điểm chung.

b) Xét tam giác \(OMH\) vuông tại \(H\) có: \(OH\) là cạnh góc vuông, \(OM\) là cạnh huyền.

Nên \(OH < OM\) lại có \(OM = R\). Vậy \(OH < R\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Một số hiện tượng trong thực tiễn gợi nên hình ảnh của đường thẳng và đường tròn cắt nhau: biển báo giao thông (chẳng hạn biển cấm đường), đĩa có họa tiết kẻ caro, …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau có 1 điểm chung

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 102)

Hướng dẫn giải

Xét tam giác \(ABC\) vuông tại \(A\), áp dụng định lí Pythagore ta có:

\(A{B^2} + A{C^2} = B{C^2} \Rightarrow {3^2} + A{C^2} = {5^2} \Rightarrow AC = 4\left( {cm} \right)\).

Vậy đường thẳng \(AB\) có tiếp xúc với đường tròn \(\left( {C;4cm} \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 103)

Hướng dẫn giải

Đường thẳng và đường tròn không giao nhau không có điểm chung.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Hoạt động 4 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 103)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \(a\) và đường tròn \(\left( {O;R} \right)\) không có điểm chung.

b) \(OH > R\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập và vận dụng 3 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Khoảng cách từ \(O\) đến đường thẳng \(a\) bằng 4cm \( \Rightarrow d = 4\left( {cm} \right)\).

+ Với đường tròn \(\left( {O;3cm} \right)\) ta có: \(4 > 3 \Rightarrow d > R\).

Vậy đường thẳng \(a\) và đường tròn \(\left( {O;3cm} \right)\) không giao nhau.

+ Với đường tròn \(\left( {O;4cm} \right)\) ta có: \(4 = 4 \Rightarrow d = R\).

Vậy đường thẳng \(a\) và đường tròn \(\left( {O;4cm} \right)\) tiếp xúc nhau.

+ Với đường tròn \(\left( {O;5cm} \right)\) ta có: \(4 < 5 \Rightarrow d < R\).

Vậy đường thẳng \(a\) và đường tròn \(\left( {O;5cm} \right)\) cắt nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 1 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

a) Cắt nhau: Đường tròn xanh lá cây to với đường thẳng màu vàng.

b) Tiếp xúc nhau: Đường tròn xanh lá cây to với đường thẳng màu trắng.

c) Không giao nhau: Đường tròn xanh lá cây nhỏ với đường thẳng màu vàng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Bài tập 2 (SGK Cánh Diều - Tập 1 - Trang 104)

Hướng dẫn giải

Áp dụng định lý Pythagore vào tam giác \(AOH\) vuông tại \(H\), ta có:

\(A{O^2} = O{H^2} + A{H^2} \\  1,{6^2} = O{H^2} + 0,{9^2} \\ OH = \frac{{\sqrt 7 }}{2}\left( m \right)\)

Chiều cao \(HK\) của cửa đó là: \(HK = OK + OH = 1,6 + \frac{{\sqrt 7 }}{2} \approx 2,9\left( m \right)\).

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)