Bài 2: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp

Luyện tập 4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 15,16)

Hướng dẫn giải

1) \(x \in [2;5] \Leftrightarrow 2 \le x \le 5\). Nối 1) với d)

2) \(x \in (2;5] \Leftrightarrow 2 < x \le 5\). Nối 2) với a)

3) \(x \in [7; + \infty ) \Leftrightarrow x \ge 7\). Nối 3) với b)

4) \(x \in (7;10) \Leftrightarrow 7 < x < 10\). Nối 4) với c)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (2)

Hoạt động 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

X = {Khánh; Bình; Hương; Chi; Tú}

A= {Nam; Hương; Chi; Tú; Bình; Ngân; Khánh}

B = {Hương; Chi; Tú; Khánh; Bình; Hân; Hiền; Lam}

Dễ thấy: Các phần tử của X đều là phần tử của tập hợp A và tập hợp B.

Do đó \(X \subset A\) và \(X \subset B\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Giao của hai tập hợp C và D là \(C \cap \;D = \left[ {1;3} \right]\).

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

Kí hiệu H là tập hợp tất cả các thành viên tham gia chuyên đề 1 hoặc chuyên đề 2.

Tập hợp các bạn tham gia chuyên đề 1: A= {Nam; Hương; Chi; Tú; Bình; Ngân; Khánh}

Tập hợp các bạn tham gia chuyên đề 2: B = {Hương; Chi; Tú; Khánh; Bình; Hân; Hiền; Lam}

Vậy H = {Nam; Ngân; Hân; Hiền; Lam; Khánh; Bình; Hương; Chi; Tú }

Chú ý khi giải

Mỗi phần tử chỉ liệt kê một lần.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

Ta có:

A= {Nam; Hương; Chi; Tú; Bình; Ngân; Khánh}

B = {Hương; Chi; Tú; Khánh; Bình; Hân; Hiền; Lam}

Biểu đồ Ven

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Hoạt động 9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

A= {Nam; Hương; Chi; TúBình; Ngân; Khánh}

X = {Khánh; Bình; Hương; Chi; Tú }

Có Nam và Ngân chỉ tham gia chuyên đề 1.

Tập hợp các thành viên chỉ tham gia Chuyên đề 1 mà không tham gia Chuyên đề 2 là

G = {Nam; Ngân}

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 7 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Ta có:

Suy ra phần bù của tập hợp \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\) trong \(\mathbb{R}\) là: \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}\left( { - \infty ; - 2} \right) = [ - 2; + \infty )\)

Suy ra phần bù của tập hợp \([ - 5; + \infty )\) trong \(\mathbb{R}\) là: \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}[ - 5; + \infty ) = ( - \infty ; - 5)\)

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 16-18)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

Gọi \(x\) là số bạn tham gia thi đấu cả bóng đá và cầu lông.

Ta có: 16 bạn thi đấu bóng đá và 11 bạn thi đấu cầu lông

\( \Rightarrow \) Có \(16 - x\) bạn chỉ tham gia thi đấu bóng đá mà không thi đấu cầu lông.

Và có \(11 - x\) bạn chỉ tham gia thi đấu cầu lông mà không thi đấu bóng đá.

Ta có biểu đồ Ven như sau:

 

Tổng số bạn tham gia thi đấu bóng đá và cầu lông là: 16-x + x + 11-x = 24 => x=3.

Vậy lớp 10A có 3 bạn tham ggia thi đấu cả bóng đá và cầu lông.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Bài 1.8 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19)

Hướng dẫn giải

X = {Lào; Campuchia; Trung quốc}

Biểu đồ Ven:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 1.9 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19)

Hướng dẫn giải

a) Việt Nam \( \in E\); Thái Lan \( \in E\); Lào \( \in E.\)

b) Nhật Bản \( \notin E\); Hàn Quốc \( \notin E\).

c) E = {Việt Nam; Lào; Campuchia; Thái Lan; Myanmar; Malaysia; Singapore; Indonesia; Brunei; Philippines; Đông Timor}

Có 11 nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Hay tập hợp E có 11 phần tử \((n\;(E) = 11)\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)