Bài 2. Các hoạt động lâm nghiệp cơ bản và nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái tài nguyên rừng

Kết nối năng lực mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 17)

Hướng dẫn giải

- Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu vực có giá trị đặc biệt về sinh học, cảnh quan, lịch sử, văn hóa,... được bảo vệ nghiêm ngặt để duy trì đa dạng sinh học và phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái. Việt Nam có hơn 100 khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích hơn 2 triệu ha. Ví dụ:

+ Vườn quốc gia Cúc Phương.

+ Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

+ ...

- Vườn quốc gia là những khu vực có giá trị đặc biệt về sinh học, cảnh quan, được bảo vệ nghiêm ngặt để bảo tồn đa dạng sinh học, phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam có 33 vườn quốc gia với diện tích hơn 3 triệu ha. Ví dụ:

+ Vườn quốc gia Ba Bể.

+ Vườn quốc gia Yok Đôn

+ Vườn quốc gia Tràm Chim.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 17)

Kết nối năng lực mục II.1.c (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Một số nguyên nhân gây cháy rừng:

- Một số người dân sử dụng phương pháp đốt nương rẫy để làm đất trồng trọt, nhưng không kiểm soát được nguồn lửa dẫn đến cháy rừng.

- Vứt tàn thuốc, chai lọ thủy tinh có thể gây cháy rừng khi gặp điều kiện thích hợp về không khí, ánh sáng mặt trời,...

- Về môi trường, sét đánh là nguyên nhân phổ biến nhất gây cháy rừng ở nhiều khu vực trên thế giới. Nắng nóng, han hán khi thời tiết khô nóng kéo dài, độ ẩm thấp, cỏ cây dễ bốc cháy và lan rộng nhanh chóng.

- ...

Phân tích tác hại của cháy rừng đối với sức khỏe con người và môi trường:

- Đối với sức khỏe con người:

+ Cháy rừng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như ho, khó thở, viêm phổi, hen suyễn.

+ Ngoài ra, Cháy rừng có thể gây ra các tai nạn và thương tích cho người dân khi tham gia chữa cháy hoặc di dời.

+ ...

- Đối với môi trường: Cháy rừng làm mất đi diện tích rừng lớn, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học; làm xói mòn đất, ảnh hưởng đến nguồn nước và chất lượng nước; làm phát thải khí nhà kính, góp phần vào biến đổi khí hậu;  gây thiệt hại về tài sản và cơ sở hạ tầng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Khám phá mục II.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 16)

Hướng dẫn giải

- Hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển lâm nghiệp bền vững, bao gồm:

+ Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng khu vực rừng.

+ Phân chia các khu vực chức năng rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

+ Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo vệ và phát triển rừng.

- Quy hoạch và kế hoạch giúp khai thác, sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tránh tình trạng khai thác quá mức, dẫn đến suy thoái rừng.

- Quy hoạch và kế hoạch giúp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành, địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ rừng.

- Hoạt động lập quy hoạch, kế hoạch góp phần quan trọng vào việc kiểm soát tình trạng suy thoái rừng, bao gồm: Phục hồi và phát triển diện tích rừng bị suy thoái; nâng cao chất lượng rừng; tăng cường khả năng chống chịu của rừng trước biến đổi khí hậu.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Khám phá mục II.1.d (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

- Gỗ và các sản phẩm khác bị khai thác quá mức, không theo kế hoạch, không kiểm soát chặt chẽ thì dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng

- Hoạt động khai thác gỗ trái phép diễn ra phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài nguyên rừng. Việc khai thác gỗ trái phép thường sử dụng các phương pháp tàn phá, gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái rừng.

- Việc áp dụng kỹ thuật khai thác lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến lãng phí tài nguyên rừng và gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và các sản phẩm từ rừng.

- Sau khi khai thác gỗ, nhiều diện tích rừng không được tái trồng, dẫn đến tình trạng đất trống, đồi trọc. Việc thiếu tái trồng khiến cho tài nguyên rừng không được phục hồi, dẫn đến suy thoái rừng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Khám phá mục II.1.a (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 14)

Hướng dẫn giải

Khai thác gỗ và các sản phẩm khác từ rừng lại là nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng vì:

- Gỗ và các sản phẩm khác bị khai thác quá mức, không theo kế hoạch, không kiểm soát chặt chẽ thì dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng

- Hoạt động khai thác gỗ trái phép diễn ra phổ biến, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài nguyên rừng. Việc khai thác gỗ trái phép thường sử dụng các phương pháp tàn phá, gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái rừng.

- Việc áp dụng kỹ thuật khai thác lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp dẫn đến lãng phí tài nguyên rừng và gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ và các sản phẩm từ rừng.

- Sau khi khai thác gỗ, nhiều diện tích rừng không được tái trồng, dẫn đến tình trạng đất trống, đồi trọc. Việc thiếu tái trồng khiến cho tài nguyên rừng không được phục hồi, dẫn đến suy thoái rừng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Khám phá mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Hoạt động lâm nghiệp cơ bản:

- Quản lý rừng: Bao gồm những hoạt động sau: giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng

- Bảo vệ rừng: Gồm các hoạt động sau: bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ động thực vật rừng, phòng và cữa cháy rừng; phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

- Phát triểu rừng: Bao gồm các hoạt động như:phat triển giống cây lâm nghiệp; duy trì diệc tích và cấu trúc của rừng; thực hiện các biện pháp lâm sinh; trồng rùng; xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển rừng.

- Sử dụng rừng: Gồm các hoạt động: khai thác lâm sản; nghiên cứu rừng; ổn định đời sống nhân dân; sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp trong rừng phòng hộ và rừng sản xuất.

- Chế biến và thương mại lâm sản: 

+ Chế biến: gồm các hoạt động:xây dựng và vận hành chính sách phát triển chế biến lâm sản; chế biến thực động vật rừng; ...

+ Thương mại: gồm cá hoạt động: xây dựng và phát triển thị trường lâm sản; quản lý thương mại và kinh doanh động thực vật rừng theo quy định pháp luật.

Ý nghĩa của hoạt động lâm nghiệp cơ bản:

- Phát triển kinh tế: Cung cấp nguồn nguyên liệu gỗ, lâm sản phục vụ đời sống và phát triển kinh tế.

- Bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường, chống xói mòn, điều hòa khí hậu, chống biến đổi khí hậu.

- Bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen quý hiếm.

- Phát triển xã hội: Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quốc gia.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Mở đầu (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 12)

Hướng dẫn giải

- Ngoài chế biến lâm sản, lâm nghiệp còn những hoạt động cơ bản khác là: 

+ Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (cho thuê máy lâm nghiệp có cả người điều khiển,...);

+ Vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng.

+ Hoạt động sơ chế gỗ trong rừng.

+ Dịch vụ chăn nuôi, cứu hộ, chăm sóc động thực vật rừng.

- Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng:

+ Phá rừng: Hoạt động khai thác gỗ trái phép, lấy đất rừng để canh tác nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, khu công nghiệp,... là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy thoái rừng.

+ Cháy rừng: Cháy rừng do con người gây ra hoặc do thiên tai như sét đánh cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái rừng.

+ Khai thác quá mức: Khai thác các tài nguyên rừng như gỗ, lâm sản phụ,... một cách quá mức cũng dẫn đến suy thoái rừng.

+ Sử dụng hóa chất độc hại: Việc sử dụng hóa chất độc hại để trừ sâu bệnh, diệt cỏ,... cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của rừng.

- Giải pháp khắc phục suy thoái tài nguyên rừng:

+ Nâng cao hiệu quả quản lý rừng, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến lâm sản.

+ Trồng rừng mới, tập trung vào các loài cây có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng.

+ Tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, ngăn chặn hoạt động khai thác rừng trái phép.

+ ...

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực mục I (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 13)

Hướng dẫn giải

Một số hoạt động lâm nghiệp em từng tham gia hoặc biết như:

- Em đã tham gia trồng cây gây rừng tại địa phương vào dịp Tết trồng cây.

- Em đã tham gia tuyên truyền về bảo vệ rừng cho các bạn học sinh trong trường.

- Em đã tham gia dọn dẹp vệ sinh rừng, phát quang bụi rậm tại khu vực gần nhà.

- ...

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Kết nối năng lực mục II.1.d (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống - Trang 15)

Hướng dẫn giải

Ngoài việc khai thác gỗ và các sản phẩm từ gỗ, còn có  một số nguyên nhân sau:

- Bệnh dịch và sâu hại tấn công rừng làm giảm năng suất và chất lượng rừng. Việc phòng trừ dịch hại không hiệu quả dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên rừng.

- Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện khí hậu, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rừng.

- Việc chuyển đổi rừng sang mục đích sử dụng khác như: đất nông nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp,… không theo quy hoạch, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên rừng.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)