Bài 19: Phương trình đường thẳng

Bài 7.1 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

a) Phương trình tổng quát của đường thẳng \({\Delta _1}\) là: \(2\left( {x - 1} \right) + 1\left( {y - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x + y - 5 = 0\).

b) Phương trình tham số của đường thẳng \({\Delta _2}\)  là:\(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + 3t\\y = 1 + 2t\end{array} \right.\)

c) Phương trình đường thẳng AB đi qua điểm \(A\left( {1;3} \right)\) nhận \(\overrightarrow {AB}  = \left( { - 3; - 2} \right)\) là vectơ chỉ phương nên phương trình tham số của AB là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 3t\\y = 3 - 2t\end{array} \right.\)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

Trục \({\rm{O}}y\) đi qua \(O\left( {0;0} \right)\) và nhận \(\overrightarrow i = \left( {1;0} \right)\) là vectơ pháp tuyến, do đó phương trình tổng quát của trục Ox là \(1.\left( {x - 0} \right) + 0.\left( {y - 0} \right) = 0 \Leftrightarrow x = 0\).

Trục \({\rm{O}}x\) đi qua \(O\left( {0;0} \right)\) và nhận \(\overrightarrow j  = \left( {0;1} \right)\) là vectơ pháp tuyến, do đó phương trình tổng quát của trục Oy là \(0.\left( {x - 0} \right) + 1.\left( {y - 0} \right) = 0 \Leftrightarrow y = 0\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.3 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

a) Đường thẳng \({\Delta _1}\)có một vectơ chỉ phương là \({\overrightarrow u _{{\Delta _1}}} = \left( {2;5} \right)\)

Do đó \({\overrightarrow n _{{\Delta _1}}} = \left( { - 5;2} \right)\), đồng thời \({\Delta _1}\) đi qua điểm \(M\left( {1;3} \right)\) nên  phương trình tổng quát của \({\Delta _1}\) là: \(-5\left( {x - 1} \right) + 2\left( {y - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 5x - 2y + 1 = 0\).

b) Đường thẳng \({\Delta _2}\)có một vectơ pháp tuyến là \({\overrightarrow n _{{\Delta _2}}} = \left( {2;3} \right)\)

Do đó \({\overrightarrow u _{{\Delta _1}}} = \left( { - 3;2} \right)\), đồng thời \({\Delta _2}\) đi qua điểm \(N\left( {1;1} \right)\) nên  phương trình tham số của \({\Delta _2}\) là: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 - 3t\\y = 1 + 2t\end{array} \right.\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.4 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

a) Đường cao kẻ từ A  của tam giác ABC là đường thẳng đi qua A và có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow {BC}  = \left( { - 5; - 1} \right)\) nên phương trình đường cao đó là:

\( - 5\left( {x - 1} \right) - 1\left( {y - 2} \right) =  0 \Leftrightarrow -5x - y + 7 = 0\)

Hay   \(   5x + y - 7 = 0\)

b) Gọi M là trung điểm AC. Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l}{x_M} = \frac{{{x_A} + {x_C}}}{2} = \frac{{1 + \left( { - 2} \right)}}{2} =  - \frac{1}{2}\\{y_M} = \frac{{{y_A} + {y_C}}}{2} = \frac{{2 + \left( { - 1} \right)}}{2} = \frac{1}{2}\end{array} \right. \Rightarrow M\left( { - \frac{1}{2};\frac{1}{2}} \right)\)

Trung tuyến BM đi qua điểm \(B\left( {3;0} \right)\) nhận vectơ \(\overrightarrow {{u_{BM}}}  = 2\overrightarrow {BM}  = \left( { - 7;1} \right)\) là vectơ chỉ phương  nên phương trình tham số của BM là \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 - 7t\\y = t\end{array} \right.\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.5 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

Đường thẳng AB có một vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow {{u_{AB}}}  = \overrightarrow {AB}  = \left( { - a;b} \right)\). Do đó \(\overrightarrow {{n_{AB}}}  = \left( {b;a} \right)\)

Phương trình tổng quát của đường thẳng AB có vectơ pháp tuyến  \(\overrightarrow {{n_{AB}}}  = \left( {b;a} \right)\) và đi qua điểm \(A\left( {a;0} \right)\)là: \(b\left( {x - a} \right) + a\left( {y - 0} \right) \Leftrightarrow bx + ay - ab = 0 \Leftrightarrow \frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Bài 7.6 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34)

Hướng dẫn giải

a) Máy bay đến sân bay Đà Nẵng ứng với thời gian t (giờ) thỏa mãn:

\(\left\{ \begin{array}{l}16,1 = 21,2 - \frac{{153}}{{40}}t\\108,2 = 105,8 + \frac{9}{5}t\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\frac{{153}}{{40}}t = 5,1\\\frac{9}{5}t = 2,4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}t = \frac{4}{3}\\t = \frac{4}{3}\end{array} \right. \Leftrightarrow t = \frac{4}{3}\).

Chuyến bay từ Hà Nội đến Đà Nẵng mất \(\frac{4}{3}\) giờ.

b) Tại thời điểm \(t = 1\) giờ, ta có \(x = 21,2 - \frac{{153}}{{40}}.1 = 17,375\)

Vậy tại thời điểm 1 giờ sau khi cất cánh , máy bay ở vị trí có vĩ độ \(17,{375^o}\) Bắc nên máy bay đã bay qua vĩ tuyến 17.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)