Chuẩn bị: Dung dịch CH3COOH 1 M, phoi bào magnesium; ống nghiệm.
Tiến hành: Cho 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1M vào ống nghiệm, sau đó thêm vào vài mẩu magnesium.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Chuẩn bị: Dung dịch CH3COOH 1 M, phoi bào magnesium; ống nghiệm.
Tiến hành: Cho 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1M vào ống nghiệm, sau đó thêm vào vài mẩu magnesium.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Trình bày cách phân biệt các dung dịch sau: acetic acid, acrylic acid, acetaldehyde.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Đánh số thứ tự cho từng dung dịch. Trích dung dịch làm mẫu thử đánh số thứ tự tương ứng.
- Nhúng mẩu quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử chứa acetaldehyde không làm quỳ tím đổi màu.
+ Hai mẫu thử chứa acetic acid, acrylic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tiếp tục trích mẫu thử của hai dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
- Nhỏ vài giọt nước bromine vào hai mẫu thử:
+ Mẫu thử chứa acrylic acid làm nước bromine mất màu.
+ Mẫu thử chứa acetic acid không làm nước bromine mất màu.
* Phương trình hóa học:
CH2=CH–COOH + Br2 → CH2Br – CHBr – COOH
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Ấm (siêu) đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn bám dưới đáy. Hãy đề xuất một phương pháp đơn giản để loại lớp cặn đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong giấm ăn có chứa acetic acid, do đó có thể sử dụng giấm ăn để hòa tan lớp cặn đó.
2CH3COOH + CaCO3 → 2(CH3COO)2Ca + H2O + CO2↑
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Chuẩn bị: Dung dịch CH3COOH 1 M, dung dịch Na2CO3 1M; ống nghiệm, diêm.
Tiến hành: Cho 1 – 2 mL dung dịch sodium carbonate 1 M vào ống nghiệm. Nhỏ tiếp vào ống nghiệm 1 – 2 mL dung dịch acetic acid 1 M. Đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo:
- Hiện tượng:
+ Khi cho dung dịch acetic acid vào ống nghiệm chứa dung dịch sodium carbonate thì thấy bọt khí xuất hiện.
+ Khi đưa que diêm đang cháy vào miệng ống nghiệm, que diêm tắt.
- Giải thích: Acetic acid phản ứng với sodium carbonate, sinh ra khí carbon dioxide. Khí carbondioxide không duy trì sự cháy, làm tắt que diêm.
- Phương trình hóa học: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2↑
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Do phản ứng ester hoá là phản ứng thuận nghịch nên hiệu suất của phản ứng thường không cao. Đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu suất của phản ứng ester hoá.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLấy dư carboxylic hoặc alcohol.
Thu hồi ester tạo thành khỏi khu vực phản ứng.
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Trong thí nghiệm điều chế ethyl acetate, vì sao không đun sôi hỗn hợp phản ứng? Vai trò của dung dịch sodium chloride bão hoà là gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTrong thí nghiệm điều chế ethyl acetate, không đun sôi hỗn hợp phản ứng vì nhiệt độ sôi của ethyl acetate thấp (77,1 oC), ethyl acetate sẽ bị bay hơi khi đun sôi hỗn hợp phản ứng.
Dung dịch sodium chloride bão hoà nặng hơn ethyl acetate, ethyl acetate nổi lên trên, do đó việc tách ester ra khỏi hỗn hợp sau phản ứng dễ hơn.
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Chuẩn bị: Cồn 96°, acetic acid nguyên chất, dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaCl bão hoà, ống nghiệm.
Tiến hành: Cho 1 mL cồn 96° vào trong ống nghiệm. Cho tiếp vào trong ống nghiệm 1 mL acetic acid nguyên chất. Thêm vào ống nghiệm 1 – 2 giọt dung dịch sulfuric acid đậm đặc và lắc đều, dùng bông sạch nút miệng ống nghiệm. Sau đó, đun cách thuỷ trong cốc thuỷ tinh ở nhiệt độ 65 – 70 °C trong khoảng thời gian 5 – 7 phút. Làm lạnh ống nghiệm rồi cho thêm vào 2 mL dung dịch sodium chloride bão hoà. Để yên ống nghiệm.
Yêu cầu: Quan sát, mô tả hiện tượng và giải thích.
Chú ý an toàn: Cẩn thận khi làm việc với dung dịch H2SO4 đặc.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHiện tượng: Phản ứng sinh ra chất lỏng, nhẹ hơn nước, có mùi thơm đặc trưng.
Giải thích bằng phương trình hoá học:
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Hợp chất X có công thức cấu tạo: (CH3)2CHCH2COOH. Tên của X là
A. 2 – methylpropanoic acid.
B. 2 – methylbutanoic acid.
C. 3 – methylbutanoic acid.
D. 3 – methylbutan – 1 – oic acid.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Propan – 1 – ol.
B. Acetaldehyde.
C. Formic acid.
D. Acetic acid.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiChất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Propan – 1 – ol.
B. Acetaldehyde.
C. Formic acid.
D. Acetic acid.
(Trả lời bởi animepham)
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sau: ethanol, glycerol, acetaldehyde và acetic acid.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTham khảo
- Đánh số thứ tự cho từng dung dịch. Trích dung dịch làm mẫu thử đánh số thứ tự tương ứng.
- Nhúng mẩu quỳ tím vào các mẫu thử:
+ Mẫu thử chứa acetic acid làm quỳ tím hóa đỏ.
+ Ba mẫu thử chứa ethanol, glycerol, acetaldehyde không làm quỳ tím đổi màu.
- Tiếp tục trích mẫu thử của ba dung dịch không làm quỳ tím đổi màu.
- Cho vào mỗi mẫu thử vài giọt dung dịch copper(II) sulfate và 1 mL dung dịch sodium hydroxide, tạo kết tủa xanh lam Cu(OH)2.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
- Lắc nhẹ các mẫu thử:
+ Mẫu thử chứa glycerol làm tan kết tủa xanh lam thành dung dịch màu xanh lam.
+ Hai mẫu thử chứa ethanol và acetaldehyde không làm tan kết tủa.
- Tiếp tục đun nóng nhẹ hai mẫu thử chứa ethanol và acetaldehyde và Cu(OH)2:
+ Mẫu thử chứa acetaldehyde xuất hiện kết tủa đỏ gạch Cu2O.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O + 3H2O
+ Mẫu thử không có hiện tượng là ethanol.
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)