Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước.

- Trước tình hình đó, năm 1400, Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ

- Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly thực hiện rất nhiều cải cách để phát triển đất nước, ổn định lòng dân

- Năm 1407, quân Minh sang xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi mục 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

- Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly.

- Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

- Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.

 

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Lĩnh vực

Nội dung

Chính trị- Hành chính

- Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương

- Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan

- Dời đô về thành Tây Đô

Kinh tế- Tài chính

- Ban hành tiền giấy

- Ban hành chính sách hạn điền và hạn nô

- Ban hành chính sách thuế mới

Quân sự- Quân sự

- Chỉnh lại quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ

- Chế tạo nhiều vũ khí mới

Văn hóa- Giáo dục

- Chấn chỉnh lại Phật giáo

- Dùng chữ Nôm chấn hưng văn hóa dân tộc

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Những cải cách của Hồ Quý Ly đã tác động đến xã hội đương thời:

- Loại bỏ bớt những quý tộc bất tài, bổ sung đội ngũ Nho sĩ mới, có thực tài vào bộ máy nhà nước

- Hạn chế được nạn tập trung ruộng đất và tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước.

- Văn hóa-giáo dục có nhiều điểm tiến bộ, mang tính dân tộc rõ nét.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

- Tháng 11 - 1406, lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ”, hơn 20 vạn quân Minh do Trương Phụ, Mộc Thạnh chỉ huy tiến vào nước ta.

- Sau những thất bại ở biên giới, quân nhà Hồ lui về thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội) cố thủ.

- Tháng 1 - 1407, nhiều trận chiến ác liệt giữa hai bên diễn ra trước thành Đa Bang.

- Cuối cùng, thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô sau đó cũng nhanh chóng bị chiếm.

- Quân nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.

- Tháng 6 - 1407, Hồ Quý Ly và các con bị bắt. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ hoàn toàn thất bại. 

(Trả lời bởi Lê Duy Hưng)
Thảo luận (1)

Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:

- Nhà Hồ không được lòng dân: Do cướp ngôi của nhà Trần và những hạn chế trong các chính sách cải cách của Hồ Quý Ly làm cho đông đảo quần chúng nhân dân thiếu tin tưởng nên họ không ủng hộ nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Do đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Hồ:

+ Không đoàn kết được lực lượng toàn dân mà chỉ chiến đấu đơn độc.

+ Trong khi quân Minh đang mạnh, nhà Hồ chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc. 

(Trả lời bởi Lê Duy Hưng)
Thảo luận (2)

Câu hỏi mục 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo”? có nghĩa là điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại. 

(Trả lời bởi Lê Duy Hưng)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

(*) Sơ đồ tham khảo

Sơ đồ tư duy theo yêu cầu bên cạnh về những cải cách của Hồ Quý Ly

(Trả lời bởi Mai Trung Hải Phong)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận thành nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới.

Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và thế giới. Công trình được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397, từng được coi là kinh đô, trung tâm văn hóa chính trị xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)